VAI TRÒ CỦA ĐIỆN SINH LÝ THẦN KINH TRONG TIÊN LƯỢNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN VÔ CĂN GIAI ĐOẠN CẤP

Nguyễn Văn Tuận 1,2,, Nguyễn Thanh Sơn 3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích vai trò của điện sinh lý thần kinh trong tiên lượng phục hồi chức năng vận động liệt dây thần kinh VII ngoại biên vô căn trong giai đoạn cấp. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu trên 57 bệnh nhân bị liệt dây thần kinh VII ngoại biên vô căn cấp tính tại bệnh viện châm cứu Trung ương. Kết quả nghiên cứu: Tuổi mắc bệnh trung bình 30.7±13.6, nhóm tuổi 20-39 chiếm 52.6%. Thoái hóa thần kinh VII ngoại biên mức độ trung bình khi khởi phát tăng theo độ nặng trong phân độ lâm sàng House Brackmann (14.94 ± 8.31 độ II so với 59.9 ± 6.91 độ VI). Thời gian tiềm vận động thần kinh mặt bên bệnh (3.3 ± 0.5 ms) kéo dài hơn so với bên lành (2.9 ± 0.43 ms) (p<0,05). Đáp ứng R1 của phản xạ Blink bất thường ở tất cả các trường hợp (27 trường hợp mất đáp ứng; 30 trường hợp kéo dài thời gian tiềm R1). Sau 30 ngày điều trị có tỷ lệ khỏi hoàn toàn đạt 67.4% ở nhóm có thoái hóa thần kinh mặt giai đoạn khởi phát <50% so với 14.3% khỏi hoàn toàn ở nhóm ≥50%. Nhóm khỏi hoàn toàn có trung bình thời gian tiềm giai đoạn khởi phát ngắn hơn so với nhóm không khỏi hoàn toàn (3.28 ± 0.53 ms so với 3.32 ± 0.64 ms). Bệnh nhân còn phản xạ Blink giai đoạn khởi phát có tỷ lệ khỏi hoàn toàn sau 30 ngày đạt 76.7% so với nhóm mất phản xạ Blink đạt 29.6%. Kết luận: Trong giai đoạn cấp, những bệnh nhân có tỷ lệ thoái hóa thần kinh VII ngoại biên vô căn < 50%, còn phản xạ Blink thì tỷ lệ hồi phục sau 30 ngày tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Quốc Việt, Nguyễn Công Hoan. Vai trò chẩn đoán và tiên lượng phục hồi của kỹ thuật chẩn đoán điện thần kinh ở người bệnh liệt mặt ngoại biên vô căn. Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 2019.
2. Adour KK, Byl FM, Hilsinger RL, Jr., Kahn ZM, Sheldon MI. The true nature of Bell's palsy: analysis of 1,000 consecutive patients. Laryngoscope 1978; 88(5): 787-801.
3. Esslen E. The acute facial palsies: investigations on the localization and pathogenesis of meato-labyrinthine facial palsies. Schriftenr Neurol 1977; 18: 1-164.
4. House JW, Brackmann DE. Facial nerve grading system. Otolaryngol Head Neck Surg 1985; 93(2): 146-7.
5. Khedr EM, Abo El-Fetoh N, El-Hammady DH, et al. Prognostic role of neurophysiological testing 3-7 days after onset of acute unilateral Bell's palsy. Neurophysiol Clin 2018; 48(2): 111-7.
6. Preston DC, Barbara ES et al. Electromyography and Neuromuscular Disorders: Clinical-Electrophysiologic-Ultrasound Correlations, 2021
7. Peitersen E. Bell's palsy: the spontaneous course of 2,500 peripheral facial nerve palsies of different etiologies. Acta Otolaryngol Suppl 2002; (549): 4-30.
8. Hah YM, Kim SH, Jung J, et al. Prognostic value of the blink reflex test in Bell's palsy and Ramsay-Hunt syndrome. Auris Nasus Larynx 2018; 45(5): 966-70.