NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỘNG HƯỞNG TỪ 3.0 TESLA TRONG ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG SỤN CHÊM KHỚP GỐI DO CHẤN THƯƠNG

Ngô Thị Thảo 1, Trần Công Đoàn 2, Nghiêm Phương Thảo 3,
1 Bệnh viện Ung Bướu Tp Hồ Chí Minh
2 Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
3 Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng (CHT) từ 3.0 Tesla (3T) tổn thương sụn chêm khớp gối do chấn thương và xác định giá trị CHT 3T trong chẩn đoán tổn thương sụn chêm khớp gối do chấn thương qua đối chiếu với phẫu thuật nội soi. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu. Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán trên lâm sàng có tổn thương sụn chêm do chấn thương tại Bệnh viện Quân Y 175 từ 01/2022 đến tháng 12/2022. Kết quả: có 119 trường hợp thoả tiêu chí chọn mẫu, nam giới chiếm tỷ lệ 65,5% còn nữ giới là 34,5%. Độ tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 39,4 ± 14,3 tuổi với độ tuổi nhỏ nhất là 12 và độ tuổi lớn nhất là 74. Chỉ có 70 trường hợp khảo sát được nguyên nhân chấn thương, trong đó chấn thương do tai nạn sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất (38 trường hợp, chiếm 48,6%). Tỉ lệ rách sụn chêm trong (SCT), rách sụn chêm ngoài (SCN) và rách cả hai sụn chêm (SC) lần lần lượt là 46,2%; 35,2% và 7,6%. Tỉ lệ rách sừng sau SC chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là sừng trước SC và thân SC. Đường rách dọc là loại rách thường gặp nhất ở các trường hợp rách SCT (chiếm 40%) lẫn SCN (chiếm 43%). Độ nhạy độ đặc hiệu và độ chính xác của hình ảnh cộng hưởng từ đối với tổn thương sụn chêm ngoài lần lượt là 80,0%, 80,4% và 82,3%; giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm lần lượt là 66,7% và 90,9%. Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của hình ảnh cộng hưởng từ đối với tổn thương SCT lần lượt là 91,3%, 82,2% và 85,7%; giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm lần lượt là 76,4% và 93,7%. Kết luận: CHT 3T có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao trong đánh giá rách sụn chêm khi so với nội soi khớp gối, cung cấp thông tin chi tiết, giúp phẫu thuật viên định hướng chiến thuật điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Balemane S, et al. Correlation between clinical findings and magnetic resonance imaging findings in meniscal and anterior cruciate ligament injuries. International Journal of Research in Orthopaedics. 2022;8(6): 668-73.
2. Đặng Thị Ngọc Anh, Vũ Long, Phạm Minh Thông, Lê Quang Phương. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối. Điện quang Việt Nam 2020;41:86-92.
3. Fisher SP FJ, Del Pizzo W, et al. Accuracy of diagnosis from magnetic resonance imaging of the knee; a multicentric analysis of one thousand and fourteen patients. J Bone Joint Surg Am. 1991;73:2-10.
4. Ishani@, P, al e. Clinical, Magnetic Resonance Imaging, and Arthroscopic Correlation in Anterior Cruciate Ligament and Meniscal Injuries of the Knee. Journal of Orthopaedics, Trauma and Rehabilitation. 2018;24 52-6.
5. Jee WH, McCauley TR, Kim JM, et al. Meniscal tear configurations: Categorization with MR imaging. Am J Roentgenol. 2002;180:93-7.
6. Nguyễn Ngọc Thái. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rách sụn chêm khớp gối do chấn thương. Luận văn bác sỹ chuyên khoa 2, Học viện Quân Y. 2010:102-23.
7. Phelan N RP, Galvin R., O'Byrne JM. A systematic review and meta-analysis of the diagnostic accuracy of MRI for suspected ACL and meniscal tears of the knee. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc. 2016;24(5):1525-39.
8. Phùng Anh Tuấn, Hoàng Thị Xuân Minh,. Giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá rách sụn chêm khớp gối do chấn thương. Tạp chí y học Việt Nam. 2020;2:292-7.
9. Porter M, Shadbolt B,. Accuracy of standard magnetic resonance imaging sequences for meniscal and chondral lesions versus knee arthroscopy. A prospective case-controlled study of 719 cases. ANZ J Surg. 2021;91(6):1284-9.
10. Rubin DA KJ, Towers JD, et al. MR imaging of knee having isolated and combined ligament injuries. AJR Am J Roentgenol. 1998;170:1207-13.