ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA PSEUDOMONAS AERUGINOSA TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2023

Nguyễn Hữu Ngọc Tuấn 1, Lê Thị Thu Ngân 1, Nguyễn Minh Hà 1,2,
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Tình trạng đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Gram âm, tróng đó có Pseudomonas aerugiosa ngày càng phức tạp. Việc hiểu rõ các đặc điểm vi sinh của P.aeruginosa hỗ trợ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm phân bố và xu hướng thay đổi tính kháng kháng sinh của các chủng P. Aeruginosa lưu hành tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2020 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả loạt ca trên các chủng P. aeruginosa phân lập được từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2023. Sự khác biệt về xu hướng đề kháng kháng sinh được kiểm tra bằng Chi bình phương. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, có 940 mẫu bệnh phẩm cho kết quả phân lập là P. aeruginosa, tập trung nhiều nhất ở các Khoa Nội (58,4%); trong đó, bệnh phẩm chiếm tỉ lệ cao nhất là bệnh phẩm đường hô hấp (48,9%), và bệnh phẩm mủ/dịch tiết/catheter (34,3%). Sau bốn năm, P. Aeruginosa vẫn còn nhạy cảm gần như hoàn toàn với Colistin và đề kháng dưới 50% với hầu hết các loại kháng sinh thử nghiệm bao gồm: carbapenem (imipenem 24,5%), nhóm cephalosporin thế hệ 3,4 (cefepime 24,4%, ceftazidime 22,5%), nhóm aminoglycoside (amikacin 21,0%, gentamicin 27,4%; tobramycin 25,7%, netilmicin 22,6%) và piperacilin+tazobactam 10,9%. Tỷ lệ kháng kháng sinh của P. Aeruginosa tại các khoa lâm sàng sau bốn năm tương tự mô hình toàn viện, trừ Khoa Hồi sức tích cực có tỷ lệ đề kháng cao hơn đáng kể so với các khoa khác đối với hầu hết các loại kháng sinh. Xu hướng đề kháng kháng sinh của P. Aeruginosa đã tăng có ý nghĩa với đa số kháng sinh thử nghiệm. Kết luận: P. Aeruginosa spp nhạy cảm 100% với Colistin và đề kháng dưới 50% với đa số các loại kháng sinh được thử nghiệm. P. Aeruginosa đang có xu hướng tăng dần tính đề kháng với các kháng sinh ciprofloxacin, cefepime, imipenem, piperacilin+ tazobactam và tobramycin. Cần sử dụng kháng sinh có kiểm soát trong việc điều trị các bệnh gây ra bởi vi khuẩn này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Khắc Hậu (2008). Dịch tễ học phân tử các chủng P. Aeruginosa đa kháng thuốc nhiễm trùng Bệnh viện tại Hà Nội. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ Y tế.
2. Nguyễn Thị Đoan Trinh, Phan Thị Lan Phương, Hoàng Thị Minh Hòa, Nguyễn Huy Hoàng (2023). Đặc điểm gây bệnh và tính kháng kháng sinh của Pseudomonas Aeruginosa tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 58:159-166
3. Trần Ngọc (2018). Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức chống độc ở Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh. Luận văn Thạc sĩ Dược học, Hà Nội.
4. Lê Văn Cường, Dương Quang Hiệp (2022). Sự phân bố và tính kháng thuốc của trực khuẩn mủ xanh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam, 511(1):114-118. https://doi.org/10.51298/vmj.v511i1.2059
5. Khan, J. A., et al. (2008). Prevalence and resistance pattern of Pseudomonas Aeruginosa against various antibiotics. Pakistan journal of pharmaceutical sciences, 21(3):311-315. PMID: 18614431.
6. Xu, J., et al. (2013). Surveillance and correlation of antimicrobial usage and resistance of Pseudomonas Aeruginosa: a hospital population- based study. PLoS One, 8(11), e78604.
7. Bùi Thị Hương Giang, Nguyễn Đức Quỳnh (2022). Đặc điểm kháng kháng sinh và các yếu tố nguy cơ tử vong của nhiễm khuẩn bệnh viện tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam, 515(1):23-27. https://doi.org/10.51298/vmj.v515i1.2666
8. Nguyễn Thành Nghiêm, Phạm Thành Suôi (2022). Mô tả đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ (51), 140-147. https://doi.org/10.58490/ctump.2022i51.323