ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MỔ 4 TAY TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI LẤY U SỢI MẠCH VÒM MŨI HỌNG

Nguyễn Minh Hảo Hớn 1,, Trần Viết Luân 2, Trần Việt Hồng 2, Nguyễn Thanh Hải 1
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Báo cáo tiến cứu và phân tích về phân loại giai đoạn u, kết quả điều trị phẫu thuật lấy u sợi mạch vòm mũi họng qua nội soi. Ứng dụng của kỹ thuật mổ 4 tay và biện pháp tắc mạch trước mổ được bàn luận. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiến cứu 34 trường hợp u sợi mạch vòm mũi họng tại Bệnh viện Tai mũi họng TP. HCM từ tháng 07 năm 2019 đến tháng 07 năm 2023. Trong đó có 30 trường hợp được thực hiện tắc mạch trước phẫu thuật từ 24 – 48 giờ (88,2%), 4 trường hợp không tắc mạch (11,8%). Kết quả: Theo phân độ của Andrews, có 6 trường hợp giai đoạn I, 22 trường hợp giai đoạn II, giai đoạn IIIA và giai đoạn IIIB đều có 3 trường hợp. Trong lúc phẫu thuật có 21 trường hợp có lượng máu mất ít hơn 500 ml, 7 trường hợp lượng máu mất từ 500-1000ml và 6 trường hợp có lượng máu mất hơn 1000ml. Có 7 trường hợp cần truyền máu. Trong đó 3 trường hợp truyền máu trong lúc phẫu thuật và 4 trường hợp truyền máu bổ trợ thêm sau phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật nội soi mũi xoang lấy u sợi mạch vòm mũi họng với ưu điểm là tránh được đường sẹo ngoài, những biến dạng sọ mặt ở những bệnh nhân trẻ mà còn kiểm soát được các phần lan rộng, lan xa của khối u mà còn kiểm soát lượng máu mất tốt, rút ngắn thời gian phẫu thuật, hậu phẫu nhẹ nhàng. Kỹ thuật mổ 4 tay rất phù hợp cho phẫu thật nội soi lấy u sợi mạch vòm mũi họng mang lại hiệu quả tốt và an toàn cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Watters K, McGill T, Rahbar R. Juvenile Nasopharyngeal Angiofibroma. In: Rahbar R, Rodriguez-Galindo C, Meara JG, Smith ER, Perez-Atayde AR, eds. Pediatric Head and Neck Tumors: A-Z Guide to Presentation and Multimodality Management. Springer New York; 2014:193-202.
2. Rupa V, Mani SE, Backianathan S, Rajshekhar V. Management and Outcome in Patients with Advanced Juvenile Nasopharyngeal Angiofibroma. Journal of neurological surgery Part B, Skull base. Aug 2018;79(4):353-360. doi: 10.1055/s-0037-1608658
3. Douglas R, Wormald PJ. Endoscopic surgery for juvenile nasopharyngeal angiofibroma: where are the limits? Current opinion in otolaryngology & head and neck surgery. Feb 2006;14(1):1-5. doi:10.1097/01.moo.0000188859.91607.65
4. Langdon C, Herman P, Verillaud B, et al. Expanded endoscopic endonasal surgery for advanced stage juvenile angiofibromas: a retrospective multi-center study. Rhinology. Sep 2016;54(3):239-46. doi:10.4193/Rhin15.104
5. Janakiram TN, Sharma SB, Panicker VB. Endoscopic Excision of Non-embolized Juvenile Nasopharyngeal Angiofibroma: Our Technique. Indian journal of otolaryngology and head and neck surgery: official publication of the Association of Otolaryngologists of India. Sep 2016; 68(3):263-9. doi:10.1007/s12070-016-1013-1
6. Janakiram TN, Parekh P, Haneefa H, Prasad SK. Endoscopic Three-surgeon Six-handed Transorbital Transnasal Technique for Excision of Juvenile Nasopharygeal Angiofibroma: New Frontier Explored. Asian journal of neurosurgery. Oct-Dec 2017;12(4):790-793. doi:10.4103/1793-5482.181148
7. Llorente JL, Lopez F, Suarez V, Costales M, Suarez C. [Evolution in the treatment of juvenile nasopharyngeal angiofibroma]. Acta otorrinolaringologica espanola. Jul-Aug 2011;62(4): 279-86. Evolucion en el tratamiento de los angiofibromas nasofaringeos juveniles. doi:10.1016/j.otorri.2011.02.002
8. Snyderman CH, Pant H, Carrau RL, Gardner P. A new endoscopic staging system for angiofibromas. Archives of otolaryngology--head & neck surgery. Jun 2010;136(6):588-94. doi:10.1001/archoto.2010.83
9. Makhasana JA, Kulkarni MA, Vaze S, Shroff AS. Juvenile nasopharyngeal angiofibroma. Journal of oral and maxillofacial pathology : JOMFP. May-Aug 2016;20(2):330. doi:10.4103/ 0973-029x.185908