ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ GIẢI PHẪU BỆNH VỀ DIỆN CẮT CHU VI TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ TRỰC TRÀNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá xâm lấn diện cắt chu vi đối chiếu với kết quả giải phẫu bệnh & Nhận xét mối liên quan của một số yếu tố với tình trạng diện cắt chu vi. Phương pháp: Mô tả cắt ngang tiến cứu. Kết quả: Độ nhaỵ, độ đặc hiệu, độ chính xác: cộng hưởng từ trong đánh giá xâm lấn diện cắt chu vi đối chiếu với kết quả giải phẫu bệnh lần lượt là: 33,3% (95% CI: 4,3 – 77,7%); 93,7% (95% CI: 84,5 – 98,2%) và 88,4% (95% CI: 78,4 – 94,9%). Ghi nhận các yếu tố: vị trí khối u (p<0,05); xâm lấn thành ruột (T) trên cộng hưởng từ (p<0,001) và đường kính khối u (p<0,001); di căn hạch (N) (p<0,01); xâm lấn quanh thần kinh (p<0,05) ở giải phẫu bệnh có mối liên quan với tình trạng diện cắt chu vi (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê). Kết luận: Độ đặc hiệu và độ chính xác của cộng hưởng từ trong đánh giá xâm lấn diện cắt chu vi khá cao; tuy nhiên độ nhạy còn thấp. Các yếu tố nguy cơ liên quan với tình trạng diện cắt chu vi là: vị trí, đường kính khối u; độ xâm lấn thành ruột (T), mức di căn hạch (N) và tính chất xâm lấn quanh thần kinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Diện cắt chu vi (CRM), cân mạc treo trực tràng (MRF)
Tài liệu tham khảo
2. Beets-Tan R.G.H., Lambregts D.M.J., Maas M., et al. (2018). Magnetic resonance imaging for clinical management of rectal cancer: Updated recommendations from the 2016 European Society of Gastrointestinal and Abdominal Radiology (ESGAR) consensus meeting. Eur Radiol, 28(4), 1465–1475.
3. MERCURY Study Group (2006). Diagnostic accuracy of preoperative magnetic resonance imaging in predicting curative resection of rectal cancer: prospective observational study. BMJ, 333(7572), 779.
4. Javier Suárez A, Jiménez G, Arias F, Vera R. (2020). What is the Meaning of the Circumferential Resection Margin Involvement by Lymph Nodes Detected by Magnetic Resonance?. Clin Surg. 5, 2702. . .
5. Kang B.M., Park Y.-K., Park S.J., et al. (2018). Does circumferential tumor location affect the circumferential resection margin status in mid and low rectal cancer?. Asian J Surg, 41(3), 257–263.
6. Oh S.J. and Shin J.Y. (2012). Risk factors of circumferential resection margin involvement in the patients with extraperitoneal rectal cancer. J Korean Surg Soc, 82(3), 165–171.
7. Rullier A., Gourgou-Bourgade S., Jarlier M., et al. (2013). Predictive factors of positive circumferential resection margin after radiochemotherapy for rectal cancer: the French randomised trial ACCORD12/0405 PRODIGE 2. Eur J Cancer Oxf Engl 1990, 49(1), 82–89.
8. Park J.S., Huh J.W., Park Y.A., et al. (2014). A circumferential resection margin of 1 mm is a negative prognostic factor in rectal cancer patients with and without neoadjuvant chemoradiotherapy. Dis Colon Rectum, 57(8), 933–940.