KẾT QUẢ THỊ LỰC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH CÓ SỬ DỤNG DUNG DỊCH PERFLUOCARBON ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC NGUYÊN PHÁT

Tuấn Anh Vũ 1,
1 Bệnh viện Mắt Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả về thị lực và thị trường phẫu thuật cắt dịch kính điều trị bong võng mạc (BVM) nguyên phát qua hoàng điểm có sử dụng dung dịch perfluocarbon (PFCL). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 34 bệnh nhân (34 mắt) bị bong võng mạc nguyên phát đã qua hoàng điểm, được cắt dịch kính có sử dụng  PFCL trong mổ. Kết quả: tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật, tỷ lệ võng mạc áp là 97,1% (33/34 ca), thị lực cải thiện so với trước mổ có ý nghĩa thống kê p<0,001, 76,5% số ca không có ám điểm trung tâm; các biến chứng gặp sau mổ là: tăng nhãn áp sau 2 ngày 2 ca, bóng PFCL dưới võng mạc: 1 ca, PFCL ở tiền phòng: 1ca và màng trước võng mạc thứ phát: 1 ca. Sau 6 tháng hậu phẫu, không có trường hợp nào còn ám điểm. Kết luận: phẫu thuật cắt dịch kính sử dụng dung dịch PFCL điều trị BVM nguyên phát qua hoàng điểm có kết quả rất khả quan với tỷ lệ võng mạc áp thành công cao, thị lực trung bình của bệnh nhân sau phẫu thuật cải thiện có ý nghĩa thống kê, đặc biệt giảm thiểu tổn thương thị trường trung tâm của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Haidt S. J., Clark L. C. and Ginsberg J. (1982). Liquid perfluorocarbon replacement in the eye. Invest Ophthalmol Vis Sci, 22.
2. Chang S., Ozmert E., and Zimmerman N.J. (1988). Intraoperative Perfluorocarbon Liquids in the Management of Proliferative Vitreoretinopathy. Am J Ophthalmol, 106(6), 668–674.
3. Trần Thị Lệ Hoa (2013), "Đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc nguyên phát tại Bệnh viện Mắt Trung ương". Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ nhãn khoa. Đại học Y Hà Nội.
4. Lương Đại Dương (2016). Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị bong võng mạ có vết rách khổng lồ. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y Hà Nội
5. Coll G.E., Chang S., Sun J., et al. (1995). Perfluorocarbon Liquid in the Management of Retinal Detachment with Proliferative Vitreoretinopathy. Ophthalmology, 102(4), 630–639.
6. Darmakusuma IE, Glaser B.M., Sjaarda R.N., et al. (1994). The use of perfluoro-octane in the management of giant retinal tears without proliferative vitreoretinopathy. RETINA, 14(4), 323.
7. Garcia-Valenzuela E., Ito Y., and Abrams G.W. (2004). Risk factors for retention of subretinal perfluorocarbon liquid in vitreoretinal surgery. Retina Phila Pa, 24(5), 746–752.
8. Garg S.J. and Theventhiran A.B. (2012). Retained subretinal perfluorocarbon liquid in microincision 23-gauge versus traditional 20-gauge vitrectomy for retinal detachment repair. Retina Phila Pa, 32(10), 2127–2132.