KẾT QUẢ VÀ BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH SAI KHỚP CÙNG ĐÒN CẤP TÍNH BẰNG NẸP MÓC

Nguyễn Năng Giỏi 1, Nguyễn Văn Lượng 1,
1 Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả và biến chứng sau điều trị phẫu thuật cố định sai khớp cùng đòn cấp tính bằng nẹp móc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, đánh giá kết quả và biến chứng 42 bệnh nhân sai khớp cùng đòn độ III – V được phẫu thuật cố định bằng nẹp móc từ 6/2011 đến 6/2020. Các BN được đánh giá lâm sàng và Xquang trước - sau mổ và tại thời điểm theo dõi xa nhất. Đánh giá kết quả lâm sàng dựa vào thang điểm Constant Score và UCLA. Đánh giá kết quả trên xquang dựa vào so sánh khoảng cách quạ đòn bên mổ so với bên lành tính theo tỉ lệ phần trăm. Kết quả: 28 BN nam và 07 BN nữ, tuổi trung bình là 36 ± 7 tuổi (từ 18- 62 tuổi), 11 BN sai khớp cùng đòn độ III và 31 BN sai khớp độ V. Thời gian theo dõi trung bình là 38,8 tháng. Điểm Constant trung bình là 86,8 điểm, điểm UCLA trung bình là 31,2 điểm. Khoảng cách quạ - đòn bên lành là 7,6 ± 2,1 mm, bên mổ là 7,9 ± 1,9 mm, sự khác biệt là 0.3 ± 0.2 mm (p>0,05). 14/42 BN có hình ảnh tiêu xương dưới mỏm cùng vai. Kết luận: Phẫu thuật cố định khớp cùng đòn sai khớp cấp tính bằng nẹp móc cho phép cố định vững, BN tập vận động sớm, khôi phục chức năng tốt. Tuy nhiên, cần lựa chọn nẹp phù hợp giải phẫu và cần tháo nẹp sớm để hạn chế biến chứng tiêu xương dưới mỏm cùng vai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Beitzel K., Cote M. P., Apostolakos J., Solovyova O., Judson C. H., Ziegler C. G., Edgar C. M., Imhoff A. B., Arciero R. A., Mazzocca A. D. (2013) "Current concepts in the treatment of acromioclavicular joint dislocations". Arthroscopy, 29 (2), 387-97.
2. Chen C. H., Dong Q. R., Zhou R. K., Zhen H. Q., Jiao Y. J. (2014) "Effects of hook plate on shoulder function after treatment of acromioclavicular joint dislocation". Int J Clin Exp Med, 7 (9), 2564-70.
3. Eschler A., Gradl G., Gierer P., Mittlmeier T., Beck M. (2012) "Hook plate fixation for acromioclavicular joint separations restores coracoclavicular distance more accurately than PDS augmentation, however presents with a high rate of acromial osteolysis". Arch Orthop Trauma Surg, 132 (1), 33-9.
4. Johansen J. A., Grutter P. W., McFarland E. G., Petersen S. A. (2011) "Acromioclavicular joint injuries: indications for treatment and treatment options". J Shoulder Elbow Surg, 20 (2 Suppl), S70-82.
5. Koukakis A., Manouras A., Apostolou C. D., Lagoudianakis E., Papadima A., Triantafillou C., Korres D., Allen P. W., Amini A. (2008) "Results using the AO hook plate for dislocations of the acromioclavicular joint". Expert Rev Med Devices, 5 (5), 567-72.
6. Lin H. Y., Wong P. K., Ho W. P., Chuang T. Y., Liao Y. S., Wong C. C. (2014) "Clavicular hook plate may induce subacromial shoulder impingement and rotator cuff lesion--dynamic sonographic evaluation". J Orthop Surg Res, 9, 6.
7. Luis G. E., Yong C. K., Singh D. A., Sengupta S., Choon D. S. (2007) "Acromioclavicular joint dislocation: a comparative biomechanical study of the palmaris-longus tendon graft reconstruction with other augmentative methods in cadaveric models". J Orthop Surg Res, 2, 22.
8. Modi C. S., Beazley J., Zywiel M. G., Lawrence T. M., Veillette C. J. (2013) "Controversies relating to the management of acromioclavicular joint dislocations". Bone Joint J, 95-b (12), 1595-602.