ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ÁP XE VÚ Ở BỆNH NHÂN ĐANG CHO CON BÚ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Đỗ Tuấn Đạt1,2,, Nguyễn Thị Thu Hà2,3, Phan Thị Huyền Thương1,3
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân áp xe vú cho con bú được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân đang cho con bú đến khám và điều trị áp xe vú tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2023. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 27,8 tuổi. Thường gặp nhất ở sản phụ sinh con lần 1 với tỷ lệ 63,7%, thai đủ tháng (94,1%) và xuất hiện sau sinh từ 1-6 tháng. Ba dấu hiệu lâm sàng thường gặp nhất là sốt, đau và đỏ da tại ổ áp xe. Hầu hết bệnh nhân tham gia nghiên cứu đến khám khi khối áp xe vú chưa vỡ (96,1%) và chỉ gồm 1 ổ áp xe (87,3%). Vị trí áp xe hay gặp nhất ở bên phải (59,8%), ở góc ¼ trên ngoài (31,4%) và ¼ trên trong (27,5%) và hiếm gặp ở cả hai bên vú (2,9%). Trong đó, kích thước ổ áp xe lớn nhất thường < 5cm chiếm đến 76,5%. Kết luận: Áp xe vú thường gặp ở phụ nữ sinh con lần thứ 1 với triệu chứng lâm sàng điển hình là sốt, đau và đỏ da. Thường gặp ổ áp xe ở bên phải, góc ¼ trên ngoài và ¼ trên trong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bharat A, Gao F, Aft RL, Gillanders WE, Eberlein TJ, Margenthaler JA. Predictors of primary breast abscesses and recurrence. World journal of surgery. Dec 2009;33(12):2582-6. doi:10.1007/s00268-009-0170-8
2. Eryilmaz R, Sahin M, Hakan Tekelioglu M, Daldal E. Management of lactational breast abscesses. Breast (Edinburgh, Scotland). Oct 2005; 14(5): 375-9. doi: 10.1016/j.breast. 2004.12.001
3. Boakes E, Woods A, Johnson N, Kadoglou N. Breast Infection: A Review of Diagnosis and Management Practices. European journal of breast health. Jul 2018;14(3):136-143. doi:10.5152/ejbh.2018.3871
4. Dener C, Inan A. Breast abscesses in lactating women. World journal of surgery. Feb 2003; 27(2):130-3. doi: 10.1007/s00268-002-6563-6
5. Đoàn TA. NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ÁP XE VÚ SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG. Trường Đại Học Y Hà Nội; 2021.
6. Nguyễn THN, Lê TTV, Nguyễn DH. Đặc điểm lâm sàng và đánh giá điều trị áp xe vú sau đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Tạp chí Phụ sản. 05/01 2014;12(2): 69-71. doi: 10.46755/vjog. 2014.2.923
7. Hằng ĐTV. Nghiên cứu tắc tuyến sữa ở phụ nữ sau sinh tại bệnh viện phụ sản Trung Ương. Luận văn Thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội. 2017 2017;
8. Egbe TO, Njamen TN, Essome H, Tendongfor N. The estimated incidence of lactational breast abscess and description of its management by percutaneous aspiration at the Douala General Hospital, Cameroon. International breastfeeding journal. Apr 10 2020; 15(1):26. doi: 10.1186/ s13006-020-00271-2
9. Vân LTT. Điều trị áp xe vú tại Khoa sản nhiễm khuẩn – Bệnh viện phụ sản trung ương năm 2010. Tạp Chí Học Thực Hành. 2011;6:768.
10. Suthar K, Mewada BN, Surati K, Shah JJIJMSPH. Comparison of percutaneous ultrasound guided needed aspiration and open surgical drainage in management of puerperal breast abscess. 2013;2(1):69-72.