SỰ THAY ĐỔI CỦA NỒNG ĐỘ GLUCOSE MÁU Ở TRẺ EM MẮC BỆNH TIM BẨM SINH CÓ PHẪU THUẬT TIM MỞ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Lê Thị Ly 1,, Dương Khánh Toàn2, Lê Thị Kim Dung 1, Đặng Văn Thức 2
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng glucose máu sau mổ tim mở ở trẻ em rất phổ biến, liên quan đến sự xuất hiện các kết quả bất lợi. Đánh giá các rối loạn glucose máu sau mổ nhằm hỗ trợ điều trị và tiên lượng là rất cần thiết. Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi nồng độ glucose máu ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh có phẫu thuật tim mở tại bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. Tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật tim mở được điều trị tại khoa Điều trị tích cực Ngoại Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương. Đánh giá glucose máu thông qua mẫu khí máu động mạch được lấy theo thời điểm quy định, chạy mẫu ngay tại thời điểm lấy bằng máy khí máu tại giường gem 3500. Kết quả: Có 300 bệnh nhân trong nghiên cứu, thu thập được 2400 mẫu glucose máu từ xét nghiệm khí máu động mạch theo giờ. Có 259 bệnh nhân tăng glucose máu chiếm tỉ lệ 86.3%. Glucose máu tăng cao nhất trong 6 giờ đầu sau mổ và giảm dần từ 12 giờ đến 24 giờ, ổn định từ 48 giờ sau mổ. Glucose máu tăng cao hơn trong 12 giờ đầu ở các nhóm bệnh nhân có cân nặng dưới 5 kg, tuổi phẫu thuật dưới 6 tháng, RACHS-1 ≥4. Kết luận: Nồng độ Glucose máu tăng cao nhất ở thời điểm sau phẫu thuật nhập khoa hồi sức 6 giờ, sau đó giảm dần từ thời điểm 12 đến 24 giờ và duy trì mức ổn định từ 48 giờ sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Minh Phúc, Bùi Thị Thu An (2018), "Tăng đường huyết sau phẫu thật tim hở tim bẩm sinh ở trẻ 0-36 tháng tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1", Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh. 1, tr. 321-328.
2. Michael S. D. Agus et al. (2014), "Tight glycemic control after pediatric cardiac surgery in high-risk patient populations: a secondary analysis of the safe pediatric euglycemia after cardiac surgery trial", Circulation. 129(22), pp. 2297-2304.
3. F. Alaei et al. (2012), "Postoperative outcome for hyperglycemic pediatric cardiac surgery patients", Pediatr Cardiol. 33(1), pp. 21-6.
4. W. M. DeCampli et al. (2010), "Perioperative hyperglycemia: effect on outcome after infant congenital heart surgery", Ann Thorac Surg. 89(1), pp. 181-5.
5. E. S. Moghissi et al. (2009), "American Association of Clinical Endocrinologists and American Diabetes Association consensus statement on inpatient glycemic control", Diabetes Care. 32(6), pp. 1119-31.
6. Dirk Vlasselaers et al. (2010), "Tight glycemic control protects the myocardium and reduces inflammation in neonatal heart surgery", The Annals of thoracic surgery. 90(1), pp. 22-29.
7. Dirk Vlasselaers et al. (2009), "Intensive insulin therapy for patients in paediatric intensive care: a prospective, randomised controlled study", The Lancet. 373(9663), pp. 547-556.
8. Natsuhiro Yamamoto et al. (2018), "Predictors of severe postoperative hyperglycemia after cardiac surgery in infants: a single-center, retrospective, observational study", Journal of anesthesia. 32, pp. 160-166.