ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN XUẤT TINH TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN

Nguyễn Minh An 1,, Nguyễn Văn Đức2
1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tình trạng rối loạn xuất tinh của người bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt được điều tri bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện xanh pôn năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 120 bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Xanh pôn. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 62,2 ± 3,9 tuổi; thể tích tuyến tiền liệt trung bình trước mổ là 63,2 ± 7,7 ml; Nồng độ PSA trung bình 7,62 ± 5,3 ng/ml; Điểm IPSS trung bình trước phẫu thuật 18,6 ± 5,5; Nồng độ PSA trung bình 8,56 ± 8,3 ng/ml; Điểm MSHQ-EjD short form trung bình trước phẫu thuật 16,2 ± 1,7 điểm; Điểm MSHQ-EjD Short Form sau phẫu thuật 3 tháng là 11,5 ± 5,2 điểm, sụt giảm so với trước phẫu thuật có ý nghĩa với p <0,05. Tần suất quan hệ tình dục sau phẫu thuật 3 tháng là 1,35 ± 1,6 lần/tháng; Tỷ lệ xuất tinh ngược dòng sau phẫu thuật là 18,3%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu tình trạng rối loạn xuất tinh sau phẫu thuật của 120 bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt tại bệnh viện xanh pôn năm 2023 cho thấy: Điểm MSHQ-EjD short form trung bình trước phẫu thuật 16,2 ± 1,7 và sau phẫu thuật 3 tháng là 11,5 ± 5,2 điểm, sụt giảm so với trước phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hạ Hồng Cường (2023), "Đánh giá tình trạng rối loạn cương dương và rối loạn xuất tinh ở bệnh nhân sau mổ cắt đốt nội soi qua đường niệu đạo điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt", Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Đại Học Y Hà Nội.
2. Rosen R, Altwein J, Boyle P, et al. Lower urinary tract symptoms and male sexual dysfunction: the multinational survey of the aging male (MSAM-7). Eur Urol. 2003;44(6):637-649. doi:10.1016/j.eururo.2003.08.015
3. Kasman AM, Bhambhvani HP, Eisenberg ML. Ejaculatory Dysfunction in Patients Presenting to a Men’s Health Clinic: A Retrospective Cohort Study. Sex Med. 2020;8(3):454-460. doi:10.1016/j.esxm.2020.05.002
4. Serefoglu EC, McMahon CG, Waldinger MD, et al. An evidence-based unified definition of lifelong and acquired premature ejaculation: report of the second international society for sexual medicine ad hoc committee for the definition of premature ejaculation. Sex Med. 2014;2(2):41-59. doi:10.1002/sm2.27
5. Rosen RC, Catania JA, Althof SE, et al. Development and validation of four-item version of Male Sexual Health Questionnaire to assess ejaculatory dysfunction. Urology. 2007;69(5):805-809. doi:10.1016/j.urology.2007.02.036
6. Pavone C, Abbadessa D, Scaduto G, et al. Sexual dysfunctions after transurethral resection of the prostate (TURP): evidence from a retrospective study on 264 patients. Arch Ital Urol Androl. 2015;87(1):8-13. doi:10.4081/ aiua.2015.1.8
7. Couteau N, Duquesne I, Frédéric P, et al. Ejaculations and Benign Prostatic Hyperplasia: An Impossible Compromise? A Comprehensive Review. J Clin Med. 2021;10(24): 5788. doi:10.3390/ jcm10245788