ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG SỬ DỤNG BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC LONG KHÁNH NĂM 2023

Hồ Văn Hải 1, Trần Thái Thanh Tâm2, Nguyễn Trung Kiên 2, Nguyễn Tấn Đạt 2,
1 Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về sử dụng bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh (2) Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành đúng về sử dụng bệnh án điện tử của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh. (3) Đánh giá kết quả quả can thiệp ứng dụng bệnh án điện tử trong quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh. Phương pháp: thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp can thiệp không nhóm chứng trên 214 nhân viên y tế của Bệnh viên đa khoa khu vực Long Khánh từ tháng 01 năm 2019 đến hết tháng 12/2023. Kết quả: Tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức, thái độ và thực hành tốt là 43%. Có mối liên quan giữa tuổi, chuyên môn và mức ủng hộ, kiến thức thực hành về sử dụng bệnh án điện tử, cụ thể những nhân viên dưới 35 tuổi có tỷ số chênh cao hơn 2,18 lần so với nhân viên trên 35 tuổi (KTC 95%: 1,17-4,04) và nhân viên y tế có chuyên môn kế toán có kiến thức, thái độ thực hành tốt hơn so với nhóm điều dưỡng 3,45 lần (KTC 95%: 1,02-11,71), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tỷ lệ nhân viên y tế hiểu biết về ưu điểm của bệnh án điện tử đối với bệnh viện, người bệnh, trước và sau can thiệp đều có sự cải thiện đáng kể, với ý nghĩa thống kê (P<0,001) khi xem xét về cận lâm sàng, chẩn đoán, kê thuốc điều trị, xuất viện, hiệu quả kinh tế. Kết luận: Phần lớn nhân viên ủng hộ việc sử dụng bệnh án điện tử, và sau quá trình can thiệp, tỷ lệ kiến thức của nhân viên đã có sự cải thiện đáng kể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2018.
2. Nguyễn Hồng Trường, Vũ Phong Túc, Nguyễn Xuân Bái (2022), Hiệu quả áp dụng bệnh án điện tử trong quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 519 -Tháng 10-SỐ1 -2022, 98-103.
3. Ayatollahi H., Mirani N. and Haghani H. (2014), “Electronic health records: what are the most important barriers?”, Perspect Health Inf Manag. 11, pp. 1–12.
4. Hsuan C. and Rodriguez H.P. (2014), “The adoption and discontinuation of clinical services by local health departments”, Am J Public Health. 104, pp. 124–133.
5. Shah G.H., Leider J.P., Castrucci B.C., et al. (2016), “Characteristics of local health departments associated with implementation of electronic health records and other informatics systems”, Public Health Rep, 131(2), pp. 272–282.
6. Sherer S.A., Meyerhoefer C.D. and Peng L. (2016), “Applying institutional theory to the adoption of electronic health records in the U.S”, Inf Manag. 53 (5), pp. 570-580.
7. Standing C. and Cripps H. (2015), “Critical success factors in the implementation of electronic health records: a two-case comparison”, Syst Res Behav Sci. 32(1):75–85.