NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH BẰNG DUNG DỊCH NHỎ MẮT BRINZOLAMIDE 1%

Vũ Mạnh Hùng 1,, Hoàng Cương 2, Mai Quốc Tùng 1,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Mắt Trung ương
3 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch bằng dung dịch nhỏ mắt Brinzolamide 1% (Azopt). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 58 mắt của 54 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch tại bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 8 năm 2023. Nhóm can thiệp gồm 35 mắt (33 bệnh nhân) có chỉ định dùng Brinzolamide 1% nhỏ mắt 2 lần/ngày trong 03 tháng. Nhóm đối chứng gồm 23 mắt (21 bệnh nhân) được theo dõi trong 03 tháng mà không có can thiệp điều trị nào. Kết quả: 35 mắt được điều trị với dung dịch Brinzolamide nhỏ mắt có sự cải thiện đáng kể về giải phẫu so với nhóm đối chứng sau 03 tháng: độ dày võng mạc trung tâm (nhóm can thiệp, từ 442,11 ± 122,36 µm xuống 264,02 ± 69,28 µm) thấp hơn (nhóm đối chứng, từ 483,32 ± 129,69 µm xuống 365,37 ± 108,91 µm) (p=0,021). Chiều cao dịch dưới võng mạc (nhóm can thiệp, từ 242,82 ± 128,02 µm xuống 42,12 ± 40,02 µm) giảm nhiều hơn (nhóm đối chứng, từ 251,22 ± 120,02 µm xuống 176,45 ± 98,09 µm) (p=0,003). Tỷ lệ mắt có dịch dưới võng mạc được phân giải hoàn toàn cao hơn (77,1% ở nhóm can thiệp so với 34,8% ở nhóm đối chứng, p=0,034). Về thị lực, có sự cải thiện về thị lực ở cả hai nhóm, tuy nhiên thị lực trung bình ở điểm theo dõi cuối của nhóm can thiệp và nhóm đối chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,071). Sự thay đổi về nhãn áp không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p=0,216). Kết luận: Brinzolamide 1% nhỏ mắt có hiệu quả về mặt giải phẫu và chức năng trong bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Brinzolamide 1% là lựa chọn an toàn cho bệnh nhân hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Daruich A. MA, Dirani A, et al. (2015), Central serous chorioretinopathy: Recent findings and new physiopathology hypothesis. Prog Retin Eye Res. 48: p: 82-118.
2. Liew G. QG, Gillies M, et al. (2013), Central serous chorioretinopathy: a review of epidemiology and pathophysiology. Clin Exp Ophthalmol. 41(2): p 201-214.
3. Nicholson B. NJ, Forooghian F, et al. (2013), Central serous chorioretinopathy: update on pathophysiology and treatment. Surv Ophthalmol 58(2): p: 103-126.
4. Yavas G.F. KT, Kasikci M, et al. (2014), Obstructive sleep apnea in patients with central serous chorioretinopathy. Curr Eye Res. 39(1): p 88-92.
5. Wolfensberger TJ, Mahieu I, Jarvis-Evans J, et al. Membrane-bound carbonic anhydrase in human retinal pigment epithelium. Invest Ophthalmol Vis Sci. 1994; 35: 3401–3407..
6. Liew G, Ho IV, Ong S, Gopinath B, Mitchell P. Efficacy of Topical Carbonic Anhydrase Inhibitors in Reducing Duration of Chronic Central Serous Chorioretinopathy. Transl Vis Sci Technol. 2020;9(13):6.
7. Wuarin R, Kakkassery V, Consigli A, et al, Combined Topical Anti-inflammatory and Oral Acetazolamidee in the Treatment of Central Serous Chorioretinopathy, Optom Vis Sci, 2019;96(7):500-506.
8. Rubin GS. Comparison of Acuity, Contrast Sensitivitt, and Disability Glare Before and After Cataract Surgery. Arch Ophthalmol. 1993; 111(1):56.