ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ THÔNG SỐ HUYẾT ĐỘNG ĐƯỢC ĐO BẰNG USCOM Ở BỆNH NHÂN PHẢN VỆ

Nguyễn Thành Trung 1, Nguyễn Công Tấn 1,2,, Nguyễn Đình Quân 3, Bùi Thị Hương Giang1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số thông số huyết động được đo bằng USCOM ở bệnh nhân phản vệ vào TT HSTC Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu tất cả bệnh nhân được chẩn đoán phản vệ theo tiêu chuẩn của chẩn đoán phản vệ thông tư 51/2017 BYT [1] nhập viện vào Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 09/2023. Mô tả các chỉ số lâm sàng, lactate, creatinin máu, các thông số huyết động của USCOM gồm FTc, CI, SMII, SVRI. Kết quả: Trong số 41 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình là 57,4 ± 21,0 tuổi, phản vệ độ 2 chiếm 29,3%, phản vệ độ 3 chiếm 68,3%, phản vệ độ 4 chiếm 2,4%. Dị nguyên do thuốc chiếm 68,3 %, chế phẩm máu 29,3%, thuốc khác 2,4%. Nồng độ lactat trung bình là 4,73 ± 2,65mmol/L. Kết quả thăm dò huyết động bằng USCOM: 76,3% bệnh nhân có FTc ≤ 340ms, 21,6% bệnh nhân có CI < 2,5 L/min/m2, 19,5% bệnh nhân có SVRI < 1200 d.s.cm-5.m2, 30,6 có INO < 1,2W. Nồng độ lactate máu và chỉ số SMII khác nhau có ý nghĩa thông kê giữa nhóm phản vệ độ 3,4 và phản vệ độ 2, giữa nhóm tiêm bắp adrenalin muộn trên 30 phút và dưới 30 phút. Kết luận: Bệnh nhân phản vệ vào HSTC chủ yếu ở mức độ nguy kịch, dị nguyên hay gặp là do thuốc. Xét nghiệm cận lâm sàng chủ yếu tăng nồng độ lactate máu. Hầu hết các bệnh nhân khi vào HSTC đều đã được hồi sức dịch và duy trì adrenalin truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên kết quả USCOM cho thấy có 21,6% giảm cung lượng tim sau phản vệ, 19,5% giảm sức cản mạch hệ thống, 70,7% thiếu dịch và 30,6% bệnh nhân cần được bù dịch thận trọng. Những bệnh nhân được xử trí tiêm bắp adrenalin muộn trên 30 phút và phản vệ độ 3 trở lên có ngưỡng lactate máu cao hơn, chỉ số co bóp cơ tim (SMII) thấp hơn. USCOM là 1 thiết bị có thể ứng dụng để đánh giá hồi sức huyết động cho bệnh nhân phản vệ. Cần thêm những nghiên cứu đánh giá sâu hơn về hiệu quả áp dụng của các thông số USCOM trong hướng dẫn hồi sức huyết động.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2017). Thông tư: Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. .
2. Sala-Cunill A. and Cardona V. (2015). Definition, Epidemiology, and Pathogenesis. Curr Treat Options Allergy, 2(3), 207–217.
3. Cardona V., Ansotegui I.J., Ebisawa M., et al. (2020). World Allergy Organization Anaphylaxis Guidance 2020. World Allergy Organ J, 13(10).
4. Francuzik W., Dölle-Bierke S., Knop M., et al. (2019). Refractory Anaphylaxis: Data From the European Anaphylaxis Registry. Front Immunol, 10, 2482.
5. Nguyen K.-D., Nguyen H.-A., Vu D.-H., et al. (2019). Drug-Induced Anaphylaxis in a Vietnamese Pharmacovigilance Database: Trends and Specific Signals from a Disproportionality Analysis. Drug Saf, 42(5), 671–682.
6. Nguyễn Anh Tuấn (2018). Đánh giá hiệu quả điều trị phản vệ theo phác đồ của khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai. Luận Văn Y Học
7. Guerci P., Tacquard C., Chenard L., et al. (2020). Epidemiology and outcome of patients admitted to intensive care after anaphylaxis in France: a retrospective multicentre study. Br J Anaesth, 125(6), 1025–1033.