KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU BẰNG ERYTHROPOIETIN ALPHA KẾT HỢP TRUYỀN SẮT TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

Phạm Thị Thu Hường 1,, Phạm Kim Liên 2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị thiếu máu bằng Erythropoietin alfa kết hợp truyền sắt trên bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: 30 bệnh nhân bệnh thận mạn được điều trị thiếu máu bằng Erythropoietin alfa kết hợp truyền sắt theo dõi sau 1 tháng, 2 tháng điều trị. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc từ từ 01/09/2022 đến 30/09/2023 tại khoa Thận tiết niệu lọc, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Kết quả: Sau 1 tháng điều trị, tỉ lệ BN có đáp ứng tăng Hb ≥ 1g/dl/ tháng đạt 26,7%, tháng thứ 2 đạt 30,0% so với tháng thứ nhất. Sau 2 tháng điều trị, BN có đáp ứng tăng Hb ≥ 2g/dl/ tháng là 26,7%. Sau 1 tháng và sau 2 tháng đều có 30% người bệnh đạt kết quả mục tiêu. Kết luận: Sử dụng Erythropoietin alpha kết hợp truyền sắt có hiệu quả sau 1 tháng, 2 tháng trong cải thiện Hb điều trị thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), "Bệnh thận mạn", Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận - tiết niệu.
2. Bộ Y tế (2022), "Thiếu máu: Xếp loại, chẩn đoán và điều trị", Hướng dẫn chẩn đoán điều trị một số bệnh lí về máu.
3. Đặng Thị Vân (2018), Kết quả sử dụng Erythropoietin trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn được lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Luận văn chuyên khoa cấp II., Trường đại học Y dược Thái Nguyên.
4. Chai Y. F. và các cộng sự. (2023), "[Prevalence and treatment of anemia in chronic kidney disease patients based on regional medical big data]", Zhonghua Liu Xing Bing Xue Za Zhi, 44(7), tr. 1046-1053.
5. Hayat A, Haria D và et al. (2008), "Patient Prefer Adherence", Erythropoietin stimulating agents in the management of anemia of chronic kidney disease.
6. Kokado Y. và các cộng sự. (2022), "Characteristics of Japanese patients with non-dialysis-dependent chronic kidney disease initiating treatment for anemia: a retrospective real-world database study", Curr Med Res Opin, 38(12), tr. 2175-2182.
7. Mishina S. và các cộng sự. (2023), "A retrospective database analysis of erythropoiesis-stimulating agent treatment patterns and associated healthcare resource use in patients with non-dialysis-dependent chronic kidney disease-related anaemia in Japan", Nephrology (Carlton), 28(8), tr. 446-455.
8. Nangaku M và Eckardt K U. (2006), "Pathogenesis of renal anemia", Semin Nephrol, 26(4), tr. 261-8.
9. National Kidney Foundation (2006), "Clinical Practice Guidelines and Clinical Practice Recommendations for Anemia in Chronic Kidney Disease", American Journal of Kidney Diseases, 47(5), tr. 11-15.
10. Wittbrodt E. T. và các cộng sự. (2022), "Contemporary outcomes of anemia in US patients with chronic kidney disease", Clin Kidney J, 15(2), tr. 244-252.