TƯƠNG QUAN GIỮA GIÁ TRỊ PCO2 ĐO QUA DA (PtcCO2) VỚI PaCO2 TRÊN BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Đỗ Ngọc Sơn 1,, Nguyễn Văn Nam 2, Bùi Thị Hương Giang 2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối tương quan và sự tương đồng giữa giá trị PCO2 đo qua da (PtcCO2) với PaCO2 ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả ngẫu nhiên loạt ca bệnh trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp COPD theo tiêu chuẩn GOLD 2022 nhập viện vào Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 11/2022 đến 08/2023. So sánh, phân tích mối tương quan giữa giá trị PtcCO2 và PaCO2 ở nhóm bệnh nhân trên. Kết quả: Có 30 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu với độ tuổi trung bình 70,3 ± 9,7 năm, bệnh lý kèm theo chủ yếu là tăng huyết áp (26,7%), đái tháo đường (20,0%). 88 cặp mẫu khí máu động mạch và giá trị PtcCO2 đã được ghi nhận. Giá trị PaCO2 trung bình là 55,8 ± 13,3 mmHg. Giá trị PtcCO2 và PaCO2 có mối tương quan tốt (R2 = 0,94, p < 0,001), trung bình của sự khác biệt là 3,09 mmHg và khoảng giá trị giới hạn tương đồng là từ -3,35 đến +9,55 mmHg (theo biểu đồ Bland – Altman). Sự khác biệt giữa hai chỉ số PaCO2 và PtcCO2 tăng theo mức độ nặng PaCO2. Kết luận: Có mối tương quan tốt giữa giá trị PtcCO2 và PaCO2 trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Duy Thắng, & Phan Thu Phương, (2023). Đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp Chí Y học Việt Nam, 529(1).
2. Hoàng Thủy, Nguyễn Viết Nhung & Nguyễn Đình Tiến (2022). Đặc điểm khí máu động mạch trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp Chí Y học Việt Nam, 515(2).
3. Gancel P.-E., Roupie E., Guittet L., et al. (2011). Accuracy of a transcutaneous carbon dioxide pressure monitoring device in emergency room patients with acute respiratory failure. Intensive Care Med, 37(2), 348-351.
4. Storre J.H., Magnet F.S., Dreher M., et al. (2011). Transcutaneous monitoring as a replacement for arterial PCO2 monitoring during nocturnal non-invasive ventilation. Respiratory Medicine, 105(1), 143–150.
5. Storre J.H., Steurer B., Kabitz H.-J., et al. (2007). Transcutaneous PCO2 Monitoring During Initiation of Noninvasive Ventilation. Chest, 132(6), 1810–1816.
6. McVicar J. and Eager R. (2009). Validation study of a transcutaneous carbon dioxide monitor in patients in the emergency department. Emergency Medicine Journal, 26(5), 344–346.
7. Ruiz Y., Farrero E., Córdoba A., et al. (2016). Transcutaneous Carbon Dioxide Monitoring in Subjects With Acute Respiratory Failure and Severe Hypercapnia. Respir Care, 61(4), 428–433.
8. Kelly A.-M. and Klim S. (2011). Agreement between arterial and transcutaneous PCO2 in patients undergoing non-invasive ventilation. Respiratory Medicine, 105(2), 226–229.
9. Rodriguez P., Lellouche F., Aboab J., et al. (2006). Transcutaneous arterial carbon dioxide pressure monitoring in critically ill adult patients. Intensive Care Med, 32(2), 309–312.