ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, BIẾN CHỨNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH CÚM Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y KHOA VINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và kết quả điều trị bệnh cúm mùa ở trẻ em tại Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh từ 01/9/2023 đến 31/8/20223. Đối tượng: 945 trẻ em được chẩn đoán cúm mùa điều trị tại Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh từ 01/9/2023 đến 31/8/20223. Phương pháp: Mô tả một loạt ca bệnh. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm Cúm mùa 19,09%, trong đó nhiễm Cúm A 49,9%, Cúm B 45,2% và 4,9% đồng nhiễm cúm A và cúm B. Số bệnh nhi nhiễm cúm sống ở vùng nông thôn: 18,41%, thành phố: 81,59%. tỷ lệ nam/nữ là 1,27, số trẻ mắc nhiều nhất ở độ tuổi 12 tháng - 60 tháng chiếm 57,57%. Bệnh cúm gặp nhiều nhất vào mùa đông, đa số trẻ đến khám vì sốt và ho (89,84%), sốt vừa và cao chiếm trên 90% các trường hợp, hầu hết trẻ đều có triệu chứng ho, chảy nước mũi, viêm họng chiếm 88,99 – 95%, số lượng bạch cầu tăng gặp 37,99%, có 21,48% CRP tăng >12mg/L. Biến chứng có 47,83% trẻ mắc các biến chứng của cúm, trong đó viêm phổi: 46,24%, viêm phế quản: 31,86%, viêm tai giữa: 7,96%, tiêu chảy: 7,74%. Trẻ không tiêm phòng có nguy cơ mắc các biến chứng khi nhiễm cúm cao hơn 2,78 lần so với trẻ được tiêm phòng. Bệnh nhi cúm không được điều trị bằng Oseltamivir có nguy cơ mắc biến chứng cao hơn 8,35 lần so với bệnh nhi cúm được điều trị bằng Oseltamivir. Kết luận: Cúm mùa có triệu chứng chủ yếu là sốt, biến chứng thường gặp là nhiễm trùng đường hô hấp. Điều trị sớm bằng Oseltamivir giảm nguy cơ mắc các biến chứng. Trẻ không tiêm phòng có nguy cơ mắc các biến chứng khi nhiễm cúm cao hơn so với trẻ được tiêm phòng.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Who Organization, 2022, Guidelines for the clinical management of severe illness from influenza virus infections.
3. Cục Y tế Dự phòng, 2016, Bệnh cúm. ttps://vncdc.gov.vn/benh-cum-nd14502.
4. Nguyễn Trung Cấp, 2022, "Một số vấn đề lưu ý trong chẩn đoán - điều trị cúm hiện nay" https://kcb.vn
5. Vũ Thị Ánh Hồng, Nguyễn Ngọc Sáng, Tô Thanh Hương, 2021, "Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và biến chứng bệnh cúm mùa tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 503, tháng 6, số đặc biệt, phần 2 - 2021,
6. Nguyễn Thị Sang và CS, 2022, "Tác nhân virut gây viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI) trên các bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, 2018 - 2019". Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 32, số 2 - 2022.
7. Nguyễn Trung Hiếu và CS, 2022, "Sự lưu hành và đặc điểm của vi rút cúm mùa tại Miền Nam Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020". Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 32, số 4 - 2022.
8. Sikora C, Fan S, Golonka R, et al. 2010, Transmission of pandemic influenza A (H1N1) 2009 within households: Edmonton, Canada. J Clin Virol. 2010;49(2):90-3.
9. Đỗ Thiện Hải, 2010, "Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi mắc cúm A(H1N1) chủng mới 2009 tại bệnh viện nhi Trung Ương ", Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Y Hà Nội
10. Stamm David Brian and et al, 2023, "The Influence of Rapid Influenza Diagnostic Testing on Clinician Decision-making for Patients with Acute Respiratory Infection in Urgent Care". Clin Infect Dis, 2023. ciad038. doi: 10.1093/cid/ciad038.