ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG THƯ NIÊM MẠC MÁ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN K

Đào Đình Nam 1,2,, Lê Chính Đại 1, Ngô Xuân Quý 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
3 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư niêm mạc má đã được điều trị bằng phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, kết hợp hồi cứu và tiến cứu; thu thập 56 bệnh nhân (BN) ung thư niêm mạc má điều trị tại bệnh viện K từ tháng 01/2017 đến tháng 01/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 65,6 ± 9,6 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 1/1. Thời gian phát hiện bệnh sau 6 tháng là 26,8%. Lý do vào viện hay gặp nhất là đau miệng chiếm 83,9%. Hình thái khối u là thể sùi, loét chiếm 83,9%; thể thâm nhiễm là 16,1%. Kích thước khối u > 2 cm chiếm 66,1% và > 4cm chiếm 16,1%. Về mô bệnh học, ung thư biểu mô vảy chiếm ưu thế với 94,6%; trong đó biệt hóa cao là 20,8%; biệt hóa vừa là 66%; biệt hóa kém là 13,2%. Tỷ lệ có di căn 1 hạch là 14,3% và di căn từ 2 hạch trở lên là 12,5%. Kết luận: ung thư niêm mạc má hay gặp ở người tuổi cao, tỷ lệ nam, nữ là ngang nhau. Triệu chứng rất hay gặp là đau miệng. Mô bệnh học ung thư biểu mô vảy chiếm ưu thế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Văn Hưng (2014), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư biểu mô khoang miệng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2014, Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành Răng hàm mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Ma Chính Lâm, Ngô Xuân Quý và Ngô Quốc Duy (2023), "Kết quả điều trị phẫu thuật ung thư niêm mạc má tại Bệnh viện K", Tạp chí Y học Việt Nam. 525(1A).
3. Vũ Quảng Phong (2013), "Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô miệng ở một số bệnh viện tại Hà Nội", Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Lê Văn Quảng, Ngô Quốc Duy, Lê Thế Đường và cộng sự (2021), "Đánh giá tình trạng di căn hạch cổ và mối tương quan tới đặc điểm bệnh học ung thư khoang miệng", Tạp chí Y học Việt Nam. 500(1).
5. Lê Văn Quảng (2021), "Ung Thư Khoang Miệng - Chẩn Đoán, Điều Trị và Những Tiến Bộ", Nhà xuất bản y học.
6. Ahmed S.Q., Junaid M., Awan S. et al. (2017), "Relationship of tumor thickness with neck node metastasis in buccal squamous cell carcinoma: An experience at a tertiary care hospital", International archives of otorhinolaryngology. 21, tr. 265-269.
7. Ash C.S., Nason R.W., Abdoh A.A. et al. (2000), "Prognostic implications of mandibular invasion in oral cancer", Head & Neck: Journal for the Sciences and Specialties of the Head and Neck. 22(8), tr. 794-798.
8. Bobdey S., Sathwara J., Jain A. et al. (2018), "Squamous cell carcinoma of buccal mucosa: An analysis of prognostic factors", South Asian Journal of Cancer. 7(01), tr. 49-54.
9. Sim Y.C., Hwang J.-H. Ahn K.-M. (2019), "Overall and disease-specific survival outcomes following primary surgery for oral squamous cell carcinoma: analysis of consecutive 67 patients", Journal of the Korean Association of Oral and Maxillofacial Surgeons. 45(2), tr. 83-90.
10. Sung H., Ferlay J., Siegel R.L. et al. (2021), "Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries", CA: a cancer journal for clinicians. 71(3), tr. 209-249.