SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Ngô Anh Vinh 1,, Phí Thị Như Trang1, Đoàn Thị Mai Thanh 1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự tuân thủ điều trị bệnh Lupus ban đỏ ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 107 bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 06 năm 2019. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị chung là 57%. Trẻ trai tuân thủ điều trị kém hơn trẻ gái (OR=3,11, 95%; CI: 0,87-12,4; p<0,05). Những trẻ bệnh ở gần bệnh viện tuân thủ điều trị kém hơn so với trẻ bệnh ở xa bệnh viện (OR= 10,1; 95%CI: 1,27-49,31; p<0,05). Bệnh nhân có người chăm sóc có kiến thức tốt về bệnh thì tuân thủ điều trị tốt hơn so với người chăm sóc có kiến thức chưa tốt (OR = 3,5; 95%; CI: 1,4-9,04 và p<0,05). Không có mối liên quan giữa kinh tế gia đình với sự tuân thủ điều trị (p>0,05). Không có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và tiến triển của bệnh với sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân (p>0,05). Kết luận: tỷ lệ tuân thủ điều trị bệnh là 57%. Trẻ gái tuân thủ điều trị cao hơn trẻ trai. Tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn ở nhóm trẻ có người chăm sóc có kiến thức về bệnh tốt. Cần tuyên truyền, giáo dục cho người chăm sóc và bệnh nhân về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mc Curdy DK. Lehman TJ., Bernstein BH., et al (1989). Systemic lupus erythematosus in the first decade of life; Pediatrics, 83(2):235-9.
2. Deborah M. Levy, MD MS FRCPC, Sylvia Kamphuis, MD Ph (2012). Systemic Lupus Erythematosus in Children and Adolescents. Pediatr Clin North Am; 59(2): 345–364.
3. Charras, E. Smith, M.D, and C.M. Hedrich (2021). Systemic Lupus Erythematosus in Children and Young People; Curr Rheumatol Rep, 23(3): 20.
4. Thái Thiên Nam (2010). Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Nhi Trung ương: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị ban đầu. Tạp chí Thông tin Y dược, 8 (4), 18-22.
5. Nguyễn Thị Liên, Phạm Thị Vân Anh, Hoàng Thị Lâm (2021). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có kháng thể anti-smith dương tính. Tạp chí Y học Việt nam; 509(1), 243-246
6. Tạ Thành Hưng, Trần Thúy Nguyên, Nguyễn Hữu Lộc (2022). Đặc điểm bệnh nhi Lupus ban đỏ hệ thống có kháng thể Antiphospholipid tại Bệnh viện Nhi đồng I. Tạp chí Nhi khoa, 15(5), 38-45.
7. Đoàn Thị Thu Mỹ, Nguyễn Thị Út, Bùi Thị Mỹ Anh, Phạm Thị Thu Hiền (2018). Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều tri của bệnh nhân viêm thận lupus được quản lý điều tri tại phòng khám Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018. Tạp Chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe Và Phát triển, 2(3), 87-90.
8. Nguyễn Xuân Phước và các cộng sự (2010). Khảo sát cách dùng thuốc và phân tích sự tuân thủ điều trị hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai năm 2010. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 14 (4), 54-57.
9. Chagas Medeiros MM, Bezerra MC, Braga FN, et al (2016). Clinical and immunological aspects and outcome of a Brazilian cohort of 414 patients with systemic lupus erythematosus (SLE): comparison between childhood-onset, adult-onset, and late-onset SLE. Lupus; 25(4), 355 -63.