ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG BỎNG TRẺ EM

Trần Bích Thủy 1, Phùng Nguyễn Thế Nguyên1,2,
1 Bệnh viện Nhi Đồng 1
2 Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm cận lâm sàng 383 trẻ em bỏng nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 1. Đối tượng và phương pháp: 383 trẻ em bỏng được điều trị tại khoa Bỏng - Tạo hình Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/02/2021 đến 15/08/2022. Phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi dọc.Kết quả: Trong thời gian từ 01/02/2021 đến 15/08/2022 có 383 nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 có phản ứng tăng bạch cầu sau bỏng, cao nhất 49,3 x 103/µL, Hct máu tăng cao nhất 57%, Tiểu cầu máu cao nhất 743 x 103/µL. Có 57,1% albumin máu giảm khi diện tích bỏng ≥ 40% TBSA và có tương quan tuyến tính nghịch rất chặt chẽ giữa diện tích bỏng và albumin máu (R = -0,72, p = 0,003) với phương trình hồi quy tuyến tính là albumin máu = -0,029 x diện tích bỏng + 3,416. Có natri máu thấp nhất là 127 mmol/L và natri máu cao nhất 153 mmol/L; kali máu thấp nhất là 2,2 mmol/L và kali máu cao nhất 6,1 mmol/L; calci máu thấp nhất là 0,9 mmol/L và calci máu cao nhất 1,4 mmol/L. CRP máu cao nhất là 210,7 mg/L. Lactate máu cao nhất 21,5 mmol/L. Kết luận: Trong 72 giờ sau bỏng trẻ em có thể gây ra các rối loạn cân lâm sàng về huyết học, điện giải, albumin máu và các rối loạn cận lâm sàng khác. Điều chỉnh các rối loạn cận lâm sàng kịp thời và phù hợp sẽ tăng chất lượng điều trị bệnh nhi bỏng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chi Y, Liu X, Chai J. A narrative review of changes in microvascular permeability after burn. Annals of Translational Medicine. 2021;9(8):pp. 1-20.
2. Herndon DN. Epidemiological, Demographic and Outcome Characteristics of Burns. Total burn care. Elsevier Health Sciences; 2018:pp. 35-50. vol. 3.
3. Lê Thế Trung. Đại cương bỏng. Bỏng những kiến thức chuyên ngành. Nhà xuất bản Y học; 2003:tr. 17-72. vol. 1.
4. Guillory AN, Porter C, Suman OE, Zapata-Sirvent RL, Finnerty CC, Herndon DN. Modulation of the hypermetabolic response after burn injury. Total burn care. Elsevier Health Sciences; 2018:pp. 301-306. vol. 2.
5. Flores O, Stockton K, Roberts JA, Muller MJ, Paratz JD. The efficacy and safety of adrenergic blockade after burn injury: a systematic review and meta-analysis. Journal of Trauma Acute Care Surgery. 2016;80(1):pp. 146-155.
6. Tam N. Pham LCC, Nicole S. Gibran. American Burn Association Practice Guidelines Burn Shock Resuscitation. Journal of Burn Care & Research. 2008;29(1):pp. 257-266.
7. Asena M, Aydin Ozturk P, Ozturk U. Sociodemographic and culture results of paediatric burns. International wound journal. 2020;17(1):pp. 132-136.