NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN LỤC TRE CẮN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Nguyễn Đức Phúc1,, Nguyễn Văn Thủy 1
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rắn lục tre cắn gây bệnh cảnh đa dạng, một số triệu chứng tại chỗ rất nhẹ nhưng toàn thân rất nặng, nhiều trường hợp rơi vào tình trạng đông máu nội mạch rải rác và tử vong do chảy máu não. Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Hữu nghị Đa Khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 38 bệnh nhân rắn lục cắn từ 08/2021 đến 08/2022. Kết quả: Rắn lục tre cắn gây đau tại vết cắn và có móc độc 100%; sưng nề 55,3%; xuất huyết 31,6%; bọng nước 7,9% và hoại tử tại vết cắn 5,3%. Fibrinogen giảm 73,7%; Giảm số lượng tiểu cầu 26,3%; PT kéo dài 23,7%; tăng INR 26,3%; aPTT kéo dài 5,3%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng rắn lục tre cắn gây đau tại vết cắn, sưng nề, xuất huyết; cận lâm sàng bao gồm giảm số lượng tiểu cầu, tăng thời gian đông máu và phổ biến nhất là giảm giá trị fibrinogen.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Suthimon Thumtecho et al (2020), Hematotoxic manifestations and management of green pit viper bites in Thailand, Ther Clin Risk Manag;16:695–704.
2. Mã Tú Thanh, Phạm Văn Quang (2018). Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 21 số 4, tr 45 -68.
3. Mai Đức Thảo (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân bị rắn lục cắn ở miền Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội, tr 78-79
4. Vũ Văn Đính, Nguyễn Kim Sơn. (2000). Một số nhận xét điều trị rắn hổ cắn bằng HTKN tại khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Kỷ yếu công trình NCKH Cấp cứu-Chống độc-Hồi sức, 311-323.
5. Jame R. Roberts (1992), “The diagnosis and treatment of snakebite” in George R.Schwartz’s Principles and Practice of Emergency Medicine, Lea, Febiger America, pp. 2762 – 2778.
6. Đoàn Thị Hợp, Vũ Minh Dương. (2021). Một số đặc điểm rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân bị rắn sài cổ đỏ, lục tre, khô mộc cắn, điều trị tại Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai từ 2015-2020. Tạp chí y dược học quân sự, số 9- 2021, 133-134.
7. Chan J C et al (1993), Blood coagulation abnormalities associated with envenoming by Trimeresurus albolabris in Hong Kong, Singapore. Med. J, 34 (2), pp. 145 – 7.
8. Slagboom J, Kool J, Harrison RA, Casewell NR (2017), Haemotoxic snake venoms: their functional activity, impact on snakebite victims and pharmaceutical promise. Br J Haematol;177:947–959.
9. Slagboom J, Kool J, Harrison RA, Casewell NR (2017), Haemotoxic snake venoms: their functional activity, impact on snakebite victims and pharmaceutical promise. Br J Haematol;177:947–959.