SỰ THAY ĐỔI GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ SCVO2 Ở TRẺ EM SAU PHẪU THUẬT TIM MỞ TIM BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Trần Nhân Duật 1,, Lê Thị Kim Dung 1, Vũ Quang Trung 2, Cao Việt Tùng 2, Đặng Văn Thức 2
1 Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sự mất cân bằng giữa cung cấp và nhu cầu oxy của cơ thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến một số biến chứng trong hồi sức sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh. Chỉ số ScvO2 giảm thấp là một trong những chỉ số chỉ điểm có giá trị dự đoán một số biến cố chính sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh. Mục tiêu: Khảo sát giá trị chỉ số ScvO2 ở các thời điểm sau phẫu tim mở ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 117 trẻ em mắc tim bẩm sinh được phẫu thuật tim mở nhằm mô tả sự phân bố giá trị của chỉ số ScvO2 theo thời gian, cân nặng, thang điểm nguy cơ phẫu thuật tim mạch (RACHS-1), thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian cặp động mạch chủ tại 4 thời điểm: ngay sau khi ra khoa Điều trị tích cực Ngoại Tim mạch (T1), sau 6 giờ (T2), sau 12 giờ (T3), sau 24 giờ (T4). Kết quả: Giá trị của chỉ số ScvO2 giảm thấp nhất ở thời điểm T2 sau 6 giờ sau nhập phòng hồi sức (54,42±12,76%), tăng dần dần ở T3, T4, sự khác biệt các thời điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,01; Giá trị của chỉ số ScvO2 giảm thấp hơn ở nhóm bệnh nhân dưới 5kg ở các thời điểm T1, T2 và T3 với p<0,01; Giá trị của chỉ số ScvO2 ở thời điểm T2 giảm thấp hơn ở nhóm bệnh nhân có thang điểm nguy cơ phẫu thuật tim mạch cao (RACHS-1≥3) với p<0,05. Kết luận: Giá trị của chỉ số ScvO2 đạt ngưỡng thấp nhất ở thời điểm T2 sau phẫu thuật, giá trị của chỉ số ScvO2 thấp hơn ở nhóm cân nặng dưới 5kg và nhóm có RACHS-1≥3.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dilek Altun et al. (2020), "Noninvasive monitoring of central venous oxygen saturation by jugular transcutaneous near-infrared spectroscopy in pediatric patients undergoing congenital cardiac surgery", Turkish Journal of Medical Sciences. 50(5), pp. 1280-1287.
2. Tamas Breuer et al. (2007), "N‐terminal probrain natriuretic peptide level inversely correlates with cardiac index after arterial switch operation in neonates", Pediatric Anesthesia. 17(8), pp. 782-788.
3. Patrick S McQuillen et al. (2007), "Regional and central venous oxygen saturation monitoring following pediatric cardiac surgery: concordance and association with clinical variables", Pediatric Critical Care Medicine. 8(2), pp. 154-160.
4. MaríaRosa Pérez-Piaya et al. (2011), "Levels of N-terminal-pro-brain natriuretic peptide in congenital heart disease surgery and its value as a predictive biomarker", Interactive cardiovascular and thoracic surgery. 12(3), pp. 461-466.
5. Marco Ranucci et al. (2010), "Central venous oxygen saturation and blood lactate levels during cardiopulmonary bypass are associated with outcome after pediatric cardiac surgery", Critical care. 14, pp. 1-10.
6. Victória Helena Stelzer Rocha, Paulo Henrique Manso và Fabio Carmona (2021), "Central venous oxygen saturation/lactate ratio and prediction of major adverse events after pediatric heart surgery", Brazilian Journal of Cardiovascular Surgery. 36, pp. 736-742.
7. Michael D Seear, Jennifer C Scarfe và Jacques G LeBlanc (2008), "Predicting major adverse events after cardiac surgery in children", Pediatric Critical Care Medicine. 9(6), pp. 606-611.
8. T Suemori et al. (2017), "Changes in cerebral oxygen saturation and haemoglobin concentration during paediatric cardiac surgery", Anaesthesia and Intensive Care. 45(2), pp. 220-227.