ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN LIỆU PHÁP LENVATINIB BƯỚC 01 TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐỐI VỚI UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN KHÔNG THỂ PHẪU THUẬT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả và tính an toàn liệu pháp lenvatinib bước 01 trên người bệnh đối với ung thư biểu mô tế bào gan không thể phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 30 người bệnh UTBMTGB không thể phẫu thuật được điều trị bằng Lenvatinib và được đánh giá về kết quả sớm, hiệu quả điều trị, và các vấn đề về tính an toàn. Các chỉ số nghiên cứu chính bao gồm tỉ lệ kiểm soát bệnh, thời gian sống không tiến triển (PFS) và tác dụng phụ. Kết quả nghiên cứu: Đa số mắc viêm gan virus B trên nền xơ gan chiếm tỉ lệ 73,3%, viêm gan C là 6,7%. Chức năng gan Child-Pugh A 5 điểm, 6 điểm theo tỉ lệ tương ứng là 83,3% và 16,7%. Tỉ lệ người bệnh có huyết khối tĩnh mạch cửa chiếm 53,8% trong đó tỷ lệ VP0, VP2, VP3,VP4 lần lượt là 11,5%, 11,5% và 30,8%. Phần lớn các người bệnh có thể trạng tốt (ECOG 0-1), chỉ số AFP trước điều trị ³ 400ng/mL chiếm 73,3%. Tỉ lệ kiểm soát bệnh là 83,3% theo tiêu chí mRECIST, thời gian sống thêm không bệnh (PFS) trung vị trung vị là 7,0± 0,8 tháng; các yếu tố ảnh hưởng đến PFS bao gồm điểm ALBI, AFP trước điều trị, và sự xâm lấn mạch máu lớn. Các tác dụng phụ ít gặp và có thể kiểm soát được. Kết luận: Lenvatinib bước 01 là một liệu pháp triển khai có triển vọng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không thể phẫu thuật, đồng thời đảm bảo tính an toàn cho người bệnh.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Yamashita T., Kudo M., Ikeda K., et al. (2020). REFLECT-a phase 3 trial comparing efficacy and safety of lenvatinib to sorafenib for the treatment of unresectable hepatocellular carcinoma: an analysis of Japanese subset. J Gastroenterol, 55(1), 113–122.
3. Ikeda K., Kudo M., Kawazoe S., et al. (2017). Phase 2 study of lenvatinib in patients with advanced hepatocellular carcinoma. J Gastroenterol, 52(4), 512–519.
4. Hiraoka A., Kumada T., Atsukawa M., et al. (2019). Prognostic factor of lenvatinib for unresectable hepatocellular carcinoma in real‐world conditions—Multicenter analysis. Cancer Med, 8(8), 3719–3728.
5. Kudo M., Finn R.S., Qin S., et al. (2018). Lenvatinib versus sorafenib in first-line treatment of patients with unresectable hepatocellular carcinoma: a randomised phase 3 non-inferiority trial. Lancet, 391(10126), 1163–1173.
6. Tsuchiya K., Kurosaki M., Sakamoto A., et al. (2021). The Real-World Data in Japanese Patients with Unresectable Hepatocellular Carcinoma Treated with Lenvatinib from a Nationwide Multicenter Study. Cancers (Basel), 13(11), 2608.
7. Kodama K., Kawaoka T., Namba M., et al. (2019). Correlation between Early Tumor Marker Response and Imaging Response in Patients with Advanced Hepatocellular Carcinoma Treated with Lenvatinib. OCL, 97(2), 75–81.
8. Goh M.J., Oh J.H., Park Y., et al. (2021). Efficacy and Safety of Lenvatinib Therapy for Unresectable Hepatocellular Carcinoma in a Real-World Practice in Korea. LIC, 10(1), 52–62.