ĐẶC ĐIỂM XÉT NGHIỆM DỊCH KHỚP CỦA CÁC BỆNH NHÂN TRÀN DỊCH KHỚP GỐI MẠN TÍNH

Trần Quang Hợp 1, Lưu Thị Bình 2
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
2 Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm công thức bạch cầu, vi khuẩn học dịch khớp của các bệnh nhân tràn dịch khớp gối mạn tính điều trị tại Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 70 bệnh nhân được chẩn đoán tràn dịch khớp gối mạn tính điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Kết quả: Trong tổng số 70 mẫu dịch khớp được phân tích, bệnh nhân tràn dịch khớp gối mạn tính do thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ cao (38,6%). Kết quả công thức bạch cầu trong dịch khớp: số lượng tế bào bạch cầu trung bình: 20941±29436 tế bào/ml; trong đó 45,7% mẫu dịch khớp có mức bạch cầu từ 2000-50000 tế bào/ml; 37,1% có mức bạch cầu <2000 tế bào/ml; >50000 tế bào/ml chiếm tỷ lệ 17,2%. Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trung bình: 63,3±25%; trong đó 51,4% mẫu dịch khớp có tỷ lệ bạch cầu đa nhân nằm trong khoảng 50%-90%. Kết quả nhuộm soi dịch khớp: 2,9% mẫu dương tính với cầu khuẩn Gram dương; 87,1% mẫu cho kết quả nhuộm soi âm tính. Nuôi cấy dịch khớp: 10% bệnh nhân có kết quả nuôi cấy dương tính. Trong các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn khớp gối, tụ cầu vàng chiếm tỷ lệ 85,7%, còn lại là trực khuẩn mủ xanh (14.3%). Kết luận: Số lượng tế bào bạch cầu dịch khớp có sự khác biệt lớn giữa các bệnh nhân (trung bình: 20941±29436 tế bào/ml). Tỷ lệ nhuộm soi và nuôi cấy dương tính ở các mẫu dịch khớp là thấp. Tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn thường gặp do tụ cầu vàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thành, Đ.X., et al., "Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm khớp gối nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Y học Việt Nam,(2021). 504(2).
2. Bevers, K., et al., "Are ultrasonographic signs of inflammation predictors for response to intra-articular glucocorticoids in knee osteoarthritis?", Clin Exp Rheumatol,(2014). 32(6), p. 930-4.
3. Elsawy, N. A., et al., "Clinical examination, ultrasound assessment and aspiration of knee effusion in primary knee osteoarthritis patients", J Orthop Surg Res,(2023). 18(1), p. 422.
4. Gbejuade, H., Elsakka, M. và Cutler, L., "How well does synovial fluid gram staining correlate with cultures in native joint infections?", Orthop Rev (Pavia),(2019). 11(4), p. 8156.
5. Luo, T. D., et al., "Synovial Cell Count Poorly Predicts Septic Arthritis in the Presence of Crystalline Arthropathy", J Bone Jt Infect,(2020). 5(3), p. 118-124.
6. Ruta, S., et al., "Knee effusion: ultrasound as a useful tool for the detection of calcium pyrophosphate crystals", Clin Rheumatol,(2016). 35(4), p. 1087-91.
7. Zahar, A., et al., "How Reliable Is the Cell Count Analysis in the Diagnosis of Prosthetic Joint Infection?", J Arthroplasty,(2018). 33(10), p. 3257-3262.