CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP

Hoàng Thị Thu Hà1,, Lưu Thị Bình 2
1 Trường Đại học Y-Dược – Đại học Thái Nguyên
2 Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống bằng thang điểm SF-36 và một số yếu tố liên quan ở các bệnh nhân viêm cột sống dính khớp điều trị tại Bệnh viện A và Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Mô tả chất lượng cuộc sống bằng thang điểm SF-36 của 34 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm cột sống dính khớp (ASAS 2010) từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả: Điểm chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm cột sống dính khớp (SF-36) trung bình: 44,73 ± 10,91. Điểm sức khỏe thể chất trung bình: 38,45 ± 9,66, thấp hơn so với điểm sức khỏe tinh thần trung bình: 51,01 ± 12,78. 82,4% bệnh nhân có chất lượng cuộc sống ở mức trung bình, 17,6% ở mức thấp. Có mối tương quan nghịch giữa chất lượng cuộc sống (SF-36) và mức độ đau (VAS) (r s = -0,358, p = 0,038), tình trạng viêm (CRP) (r s = -0,472, p = 0,005), mức độ hoạt động bệnh (ASDAS-CRP) (r s = -0,637, p = 0,000). Không tìm thấy mối liên quan với các yếu tố khác. Kết luận: Các bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có chất lượng cuộc sống suy giảm. Có mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và mức độ đau (VAS), tình trạng viêm (CRP), mức độ hoạt động bệnh (ASDAS-CRP) có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Hải, Trần Huyền Trang (2021), "Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm cột sống dính khớp sử dụng bộ câu hỏi SF-36", Tạp chí Y học Việt Nam, 502(Số đặc biệt), pp. 59-65.
2. Nguyễn Hoàng Thanh Vân, Võ Thị Thùy Liên (2019), "Nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp bằng bộ câu hỏi SF-36", Tạp chí Y Dược học-Trường Đại học Y Dược Huế, 9(2), pp. 63-67.
3. Rudwaleit M. (2010), "New approaches to diagnosis and classification of axial and peripheral spondyloarthritis", Curr Opin Rheumatol, 22(4), pp. 375-380.
4. Kotsis K., Voulgari P. V., Drosos A. A., et al. (2014), "Health-related quality of life in patients with ankylosing spondylitis: a comprehensive review", Expert Rev Pharmacoecon Outcomes Res, 14(6), pp. 857-872.
5. Machado P., Landewe R., Lie E., et al. (2011), "Ankylosing Spondylitis Disease Activity Score (ASDAS): defining cut-off values for disease activity states and improvement scores", Ann Rheum Dis, 70(1), pp. 47-53.
6. Sudol-Szopinska I., Urbanik A. (2013), "Diagnostic imaging of sacroiliac joints and the spine in the course of spondyloarthropathies", Pol J Radiol, 78(2), pp. 43-49.
7. Yang X., Fan D., Xia Q., et al. (2016), "The health-related quality of life of ankylosing spondylitis patients assessed by SF-36: a systematic review and meta-analysis", Qual Life Res, 25(11), pp. 2711-2723.
8. Žagar I. (2021), "The Impact of Disease Activity on Quality of Life, Fatigue, Functional Status and Physical Activity in Patients with Ankylosing Spondylitis", Psychiatria Danubina, 33(4), pp. 1278-1283.