BƯỚC ĐẦU VẬN DỤNG MÔ HÌNH GIS (HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ) ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ ĐỊA LÝ TỚI TÌNH HÌNH NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÚ GHI NHẬN Ở BỆNH VIỆN K

Nguyễn Khắc Dũng 1,2,, Nguyễn Việt 1, Phan Bùi Hoàng 2, Đào Văn Tú 1,2
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm đặc trưng của người bệnh ung thư vú thăm khám và điều trị tại bệnh viện K, bước đầu vận dụng mô hình GIS đánh giá ảnh hưởng của yếu tố địa lý tới tình hình người bệnh ung thư vú ghi nhận điều trị ở bệnh viện K. Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện K với chẩn đoán Ung thư vú trong giai đoạn từ 01/2018-01/2021. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, chọn mẫu thuận tiện. Sử dụng kỹ thuật phân tích không gian đã được sử dụng với thuật toán láng giềng gần nhất trung bình (average nearest neighbour), đo lường chỉ số Global Moran I, và phân tích điểm nóng hotspot (Getis- Ord Gi), phân tích bằng phần mềm R. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận tổng số 15,019 bệnh nhân ung thư tới thăm khám điều trị ung thư tại Bệnh viện K trong thời gian nghiên cứu, trong đó có 2,670 người bệnh được chẩn đoán ung thư vú, chiếm tỉ lệ 15,1%, và trong đó người sinh sống tại Hà Nội chiếm tỉ lệ cao nhất (608 trường hợp, 22,8%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú ở Hà Nội so với tỉnh thành khác (p<0,01). Phân tích mối tương quan giữa các quận/huyện tại Hà Nội cho thấy chỉ số Global Moran I đạt giá trị z-score=0,300024255 (p<0,01), phân tích điểm nóng Hotspot (Getis-Ord Gi) đạt Z-score=0,04038 (p<0,01). Kết luận: Có sự khác biệt của các điểm nóng, khu vực nội thành đặc biệt là khu vực Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì, thực sự là các “điểm nóng” về ung thư vú ghi nhận được tại bệnh viện K. Các khu vực khác cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa so với tỉ lệ mắc ung thư trung bình ở Hà Nội.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. F. Bray, J. Ferlay, I. Soerjomataram, R. L. Siegel, L. A. Torre, and A. Jemal, “Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries,” CA. Cancer J. Clin., vol. 68, no. 6, pp. 394–424, Nov. 2018, doi: 10.3322/ caac.21492.
2. Bùi Diệu, Nguyễn Thị Hoài Nga, và Trần Văn Thuấn, “Xu hướng của bệnh ung thư vú tại Việt Nam,Tạp chí Ung thư học Việt Nam,” vol. 4, pp. 34–38.
3. T. Pd, M.-T. C, and B. Pc, “Female breast cancer in Vietnam: a comparison across Asian specific regions,” Cancer Biol. Med., vol. 12, no. 3, Sep. 2015, doi: 10.7497/ j.issn.2095-3941. 2015.0034.
4. D. S. G. Eugênio, J. A. Souza, R. Chojniak, A. G. V. Bitencourt, L. Graziano, and E. F. Souza, “Breast cancer features in women under the age of 40 years,” Rev. Assoc. Medica Bras. 1992, vol. 62, no. 8, pp. 755–761, Nov. 2016, doi: 10.1590/1806-9282.62.08.755.
5. B. H. Son et al., “Young women with breast cancer in the United States and South Korea: comparison of demographics, pathology and management,” Asian Pac. J. Cancer Prev. APJCP, vol. 16, no. 6, pp. 2531–2535, 2015, doi: 10.7314/apjcp.2015.16.6.2531.
6. DeVita V.T., Lawrence T.S., và Rosenberg S.A, DeVita, Hellman, and Rosenberg’s cancer: Principles & practice of oncology., Tenth edition. 2015.
7. Gregorio D.I., Samociuk H., DeChello L. và cộng sự, “Effects of study area size on geographic characterizations of health events: Prostate cancer incidence in Southern New England, USA, 1994-1998. International Journal of Health Geographics.,” 2016.