ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI VÀ HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY U NẤM XOANG

Hoàng Đình Âu1,, Hoàng Thị Quyên 2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi và hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy u nấm xoang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 70 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 07 năm 2023. Các bệnh nhân này đều được nội soi và chụp CLVT đa dãy mũi xoang, sau đó được phẫu thuật nội soi xoang và chẩn đoán xác định VXDN bằng xét nghiệm nấm sau mổ. Các thể bệnh của VXDN được phân loại dựa vào kết quả soi tươi, nuôi cấy hoặc giải phẫu bệnh sau mổ. Thể u nấm xoang sẽ được mô tả các đặc điểm lâm sàng, nội soi mũi xoang và cắt lớp vi tính. Kết quả: U nấm xoang được chẩn đoán trên 46/70 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 66%. Tuổi trung bình của các bệnh nhân u nấm xoang là 51±12,7, thấp nhất là 30 tuổi, cao nhất là 78 tuổi. Có 37 nữ (chiếm 80,4%) và 9 nam (chiếm 19,6%). Phần lớn bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh (chiếm 45,7%) sau đó là có bệnh lý về răng đã điều trị nội nha (chiếm 32,6%). Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là chảy mũi (91,3%), ngạt mũi (73,9%) và đau nửa mặt (65,2%). Triệu chứng thực thể trên nội soi chủ yếu là dịch mủ sàn - khe mũi (chiếm 89,1%) và phù nề niêm mạc (chiếm 69,6%). Các hình ảnh CLVT hay gặp nhất của u nấm xoang là đám mờ trong lòng xoang (chiếm 100%), dày xương thành xoang (chiếm 95,7%) và vôi hóa trong đám mờ xoang (87%). Vị trí các xoang bị tổn thương chủ yếu một bên (chiếm 95,7%) và một xoang (chiếm 91,3%) trong đó xoang hàm một bên là hay gặp nhất (chiếm 80,4%). Đám mờ chủ yếu chiếm toàn bộ lòng xoang (chiếm 76%) và có đậm độ không đồng nhất (chiếm 97,8%). Vôi hóa trong đám mờ chủ yếu ở trung tâm (chiếm 80%) và hình thái vôi chủ yếu dạng nốt, đường (chiếm 70%). Kết luận: U nấm xoang thường gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, tiến triển thầm lặng, tạo đám mờ chiếm toàn bộ lòng xoang, thường ở xoang hàm, một bên,  đậm độ không đều kèm dày xương thành xoang và vôi hóa trung tâm đám mờ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dufour X, Kauffmann-Lacroix C, Ferrie JC, Goujon JM, Rodier MH, Klossek JM. Paranasal sinus fungus ball: epidemiology, clinical fea- tures and diagnosis: a retrospective analysis of 173 cases from a single medical center in France, 1989-2002. Med Mycol. 2006 Feb;44(1): 61-7.
2. Nomura K, Asaka D, Nakayama T, Okushi T, Matsuwaki Y, Yoshimu- ra T, et al. Sinus fungus ball in the Japanese population: clinical and imaging characteristics of 104 cases. Int J Otolaryngol. 2013;2013: 731640.
3. Jiang RS, Huang WC, Liang KL. Characteristics of sinus fungus ball: a unique form of rhinosinusitis. Clin Med Insights Ear Nose Throat. 2018 Aug;11:1179550618792254.
4. Yoon YH, Xu J, Park SK, Heo JH, Kim YM, Rha KS. A retrospective analysis of 538 sinonasal fungus ball cases treated at a single tertiary medical center in Korea (1996-2015). Int ForumAllergy Rhinol. 2017 Nov;7(11):1070-5.
5. Chen JC, Ho CY. The significance of computed tomographic findings in the diagnosis of fungus ball in the paranasal sinuses.Am J Rhinol Allergy. 2012 Mar-Apr;26(2):117-9.
6. Ho CF, Lee TJ, Wu PW, Huang CC, Chang PH, Huang YL, et al. Diagnosis of a maxillary sinus fungus ball without intralesional hyperdensity on computed tomography. Laryngoscope. 2019 May;129(5): 1041-5.
7. Seo YJ, Kim J, Kim K, Lee JG, Kim CH, Yoon JH. Radiologic charac- teristics of sinonasal fungus ball: an analysis of 119 cases. Acta Ra- diol. 2011 Sep;52(7):790-5.
8. Dhong HJ, Jung JY, Park JH. Diagnostic accuracy in sinus fungus balls: CT scan and operative findings. Am J Rhinol. 2000 Jul-Aug;14(4): 227-31.
9. deShazo RD, O’Brien M, Chapin K, Soto-Aguilar M, Swain R, Lyons M, et al. Criteria for the diagnosis of sinus mycetoma. J Allergy Clin Immunol. 1997Apr;99(4):475-85.
10. Trần Nam Khang. Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Xoang Do Nấm Bằng Phương Pháp Phẫu Thuật Nội Soi Tại Bệnh Viện TMH TP. Hồ Chí Minh. Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh; 2018.