TÌNH HÌNH SỰ CỐ Y KHOA Ở NGƯỜI BỆNH KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sự cố y khoa và đánh giá kết quả của biện pháp can thiệp phòng tránh sự cố y khoa tại Bệnh viện Đa khoa Huyện Đầm Dơi trong năm 2023. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp không đối chứng. Đã đánh giá 184 sự cố y khoa trong năm 2022 để xác định tình hình và thực hiện biện pháp can thiệp. Kết quả của can thiệp đã được đánh giá sau 6 tháng với việc ghi nhận 32 sự cố y khoa. Kết quả: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm sự cố liên quan đến thuốc và dịch truyền có tỷ lệ cao nhất, bao gồm các trường hợp như sai liều, sai hàm lượng (42,4%), sai thời gian (37,5%) và sai thuốc (18,5%). Nhóm sự cố liên quan đến thực hiện quy trình kỹ thuật, thủ thuật chuyên môn (1) cũng có tỷ lệ cao, với các trường hợp như thực hiện sai với người bệnh (16,8%) và thực hiện sai thủ thuật/quy trình/phương pháp điều trị (4,3%). Biện pháp can thiệp đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sự cố y khoa. Kết luận: Các sự cố y khoa liên quan đến thuốc và dịch truyền có tỷ lệ xảy ra cao nhất, nên tiếp tục duy trì các hoạt động báo cáo và đánh giá sự cố để phòng tránh kịp thời các sự cố y khoa.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2018), "Hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.", Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Mai Xuân Hào (2022), "Quản lý sự cố y khoa tại bệnh viện trung ương huế để nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân", Tạp Chí Y Học Lâm Sàng. Số 77/2022.
4. Trần Thị Lý (2023), "Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021", Tạp chí Y học Việt Nam. 525(1B).
5. Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh (2016), "Khuyến cáo xây dựng văn hoá an toàn người bệnh tại các bệnh viện", Ban hành theo công văn số 4233/SYT-NVY ngày 12/5/2016.
6. Ministry of Health of Korea (2020), 2020년 환자안전 통계연보, accessed.
7. Rochefort, C. M., et al. (2021), "Nurse staffing practices and adverse events in acute care hospitals: The research protocol of a multisite patient-level longitudinal study", J Adv Nurs. 77(3), pp. 1567-1577.
8. Seok, Na Yeong (2020), "Factors related to patient safety accident in long-term care hospitals: focused on patient, nurse, and hospital factors", Journal of Korean Gerontological Nursing. 22(2), pp. 126-139.