SO SÁNH THANG ĐIỂM G-FAST VÀ PASS TRONG DỰ ĐOÁN TẮC ĐỘNG MẠCH NÃO LỚN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO

Nguyễn Ngọc Hòa 1,, Nguyễn Thị Linh 2
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lấy huyết khối cơ học nội mạch là phương pháp điều trị hiệu quả nhồi máu não cấp do tắc động mạch não lớn, tuy nhiên không sẵn có ở nhiều cơ sở điều trị; chỉ định và kết quả điều trị của phương pháp phụ thuộc lớn vào thời gian. Việc xác định nhanh trước viện nguy cơ tắc động mạch não lớn trong đột quỵ là rất cần thiết để tối ưu hóa kết cục điều trị. Mục tiêu: So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác của hai thang điểm G-FAST và PASS trong dự đoán tắc động mạch não lớn. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu bệnh - chứng, được thực hiện trên 142 bệnh nhân (BN) từ tháng 09 năm 2021 đến tháng 05 năm 2022 tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. BN nhồi máu não từ 18 tuổi trở lên được chụp mạch máu não, thời gian từ khi khởi phát triệu chứng đến khi nhập viện dưới 6 giờ, các triệu chứng trong thang điểm Gaze-Face-Arm-Speech-Time (G-FAST) và Prehospital Acute Stroke Severity Scale (PASS) được đánh giá khi nhập viện, trước khi được điều trị can thiệp tái tưới máu. Kết quả: Trong 142 BN nhồi máu não cấp có 65 ca tắc mạch não lớn và 77 ca không tắc mạch não lớn. Độ tuổi trung bình là 66,8 ± 11,88, trong đó nam có 94, chiếm 66,2%. Thang điểm PASS có độ nhạy 64,6%, thấp hơn so với độ nhạy của thang điểm G-FAST là 81,5%; độ đặc hiệu là 90,9% cao hơn so với độ đặc hiệu của thang điểm G-FAST là 27,3%. AUC của thang điểm PASS là 0,781 (p < 0,001) cao hơn so với AUC của thang điểm G-FAST là 0,579 (p = 0,039). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy thang điểm PASS có khả năng phân biệt tốt hơn so với thang điểm G-FAST. Trên lâm sàng, bên cạnh thời gian khởi phát và thời gian vận chuyển ước tính tới các cơ sở điều trị đột quỵ gần nhất, việc xác định nguy cơ tắc mạch lớn ở BN nghi ngờ đột quỵ đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn cơ sở điều trị và quyết định chiến lược vận chuyển. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá độ chính xác của hai thang điểm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mozaffarian D., Benjamin E. J., Go A. S., Arnett D. K. (2015), Heart disease and stroke statistics--2015 update: a report from the American Heart Association, Circulation. 131(4), pp. e29-322.
2. Nguyen Huy Thang, Gall Seana, Cadilhac Dominique A, Nguyen Hoang (2019), Processes of stroke unit care and outcomes at discharge in Vietnam: findings from the Registry of Stroke Care Quality (RES-Q) in a Major Public Hospital, Journal of Stroke Medicine. 2(2), pp. 119-127.
3. Study Group National Institute of Neurological Disorders and Stroke rt-PA Stroke (1995), Tissue plasminogen activator for acute ischemic stroke, N Engl J Med. 333(24), pp. 1581-1587.
4. Campbell B. C., Meretoja A., Donnan G. A., and Davis S. M. (2015), Twenty-Year History of the Evolution of Stroke Thrombolysis With Intravenous Alteplase to Reduce Long-Term Disability, Stroke. 46(8), pp. 2341-2346.
5. Bhatia R., Hill M. D., Shobha N., Menon B. (2010), Low rates of acute recanalization with intravenous recombinant tissue plasminogen activator in ischemic stroke: real-world experience and a call for action, Stroke. 41(10), pp. 2254-2258.
6. Mai Duy Ton, Dao Xuan Co, Luong Ngoc Khue, Nguyen Trong Khoa (2022), Current State of Stroke Care in Vietnam. Stroke: Vascular and Interventional Neurology. 2(2), p. e000331.
7. Duvekot M. H. C., Venema E., Rozeman A. D., Moudrous W. (2021), Comparison of eight prehospital stroke scales to detect intracranial large-vessel occlusion in suspected stroke (PRESTO): a prospective observational study, Lancet Neurol. 20(3), pp. 213-221.
8. Nguyen T. T. M., van den Wijngaard I. R., Bosch J., van Belle E. (2021), Comparison of Prehospital Scales for Predicting Large Anterior Vessel Occlusion in the Ambulance Setting, JAMA Neurol. 78(2), pp. 157-164.