ỨNG DỤNG PHẦN MỀM AUTOCAD TRONG ĐO ĐỘ CONG CỦA CỘT SỐNG

Võ Trọng Tuân 1,
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ứng dụng công nghệ trong thời đại 4.0 trong nghiên cứu khoa học nói chung và ngành Y học cổ truyền nói riêng là cần thiết và cấp bách để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và điều trị. Các bệnh lý “văn phòng” có xu hướng tăng cao do chuyển dịch nhu cầu việc làm và chăm sóc sức khỏe của người dân. Một số thói quen lâu ngày dẫn đến tình trạng tật và có nguy cơ tiến triển thành bệnh. Do đó, cần tìm ra công cụ chẩn đoán và lượng giá điều trị thích hợp và tối ưu chi phí theo dõi. Một trong những phương pháp vận động cải thiện tốt các tư thế “sai lệch” là bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng, một số công trình nghiên cứu cho thấy hiệu quả khi can thiệp bài tập Nguyễn Văn Hưởng trên người có tật hoặc người bệnh. Tuy nhiên, việc can thiệp động tác là thủ công và mang tính chủ quan của người tập và người hướng dẫn. Tất yếu cần tìm ra một phương pháp đo lường khách quan mà bất kì người nào cũng có thể theo dõi và điều chỉnh.  Phương pháp đo lường thông qua hình ảnh (ảnh tĩnh, video) và phần mềm phân tích thiết kế autoCAD (HACAD) có từ những năm 1990 và phát triển nhiều từ năm 2008 đến nay cho thấy là một xu hướng khách quan. Đã có 2 công trình đo lường hiệu quả bằng autoCAD trên tật cổ rùa tại Việt Nam cho thấy tính khả thi của mô hình đo lường này. Hướng phát triển từ mô hình HACAD có thể tùy biến vào chẩn đoán, can thiệp và theo dõi. Bao gồm: đo lường các tật và tư thế sai, đo lường sinh trắc của động tác Nguyễn Văn Hưởng nói riêng và bài tập trị liệu nói chung, đo lường hiệu quả sau quá trình can thiệp, đo lường theo dõi các đặc điểm (chu vi, kích thước, mốc biên độ,…) sau can thiệp. Mô hình HACAD có thể trở thành xu hướng mới trong nghiên cứu can thiệp vận động dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng, một phần không thể tách rời của Y học cổ truyền Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Letafatkar A, Amirsasan R, Abdolvahabi Z, Hadadnezhad M. Reliability and validity of the AutoCAD software method in lumbar lordosis measurement [retracted in: J Chiropr Med. 2012 Sep; 11(3):230]. J Chiropr Med. 2011;10(4):240-247. doi:10.1016/j.jcm.2011.02.003.
2. Nejati P, Lotfian S, Moezy A, Moezy A, Nejati M. The relationship of forward head posture and rounded shoulders with neck pain in Iranian office workers. Med J Islam Repub Iran. 2014; 28:26. Published 2014 May 3.
3. Nguyễn Thị Phượng, Võ Trọng Tuân. Khảo sát mức độ thay đổi góc chẩm đội của động tác ưỡn cổ theo phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng trên đối tượng sinh viên có tư thế đầu ngã về trước. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024; 534(1B):79-83.
4. Ngô Thái Diệu Lương, Võ Trọng Tuân. Khảo sát mức độ thay đổi góc chẩm đội của nhóm năm động tác tác động vùng lưng trên theo phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng trên đối tượng sinh viên có tư thế đầu ngã về trước. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024; 534(1B): 225-229.
5. Yassir Y. A., Salman A. R., Nabbat S. A. The accuracy and reliability of WebCeph for cephalometric analysis. Journal of Taibah University Medical Sciences. Feb 2022;17(1):57-66. doi:10.1016/j.jtumed.2021.08.010.
6. Nahidh Mohammed, Al-Jarad Ahmed F, Aziz Zana H J Iraqi Dental Journal. The reliability of AutoCAD program in cephalometric analysis in comparison with pre-programmed cephalometric analysis software. 2012; 34(1):35-40.
7. Szeto G. P., Straker L., Raine S. A field comparison of neck and shoulder postures in symptomatic and asymptomatic office workers. Applied ergonomics. Jan 2002;33(1):75-84. doi:10.1016/s0003-6870(01)00043-6.
8. Heydari Z, Sheikhhoseini R, Shahrbanian S, Piri H. Establishing minimal clinically important difference for effectiveness of corrective exercises on craniovertebral and shoulder angles among students with forward head posture: a clinical trial study. BMC pediatrics. Apr 27 2022;22(1):230. doi:10.1186/s12887-022-03300-7.