NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG CÓ BIẾN CHỨNG TẮC RUỘT

Đặng Vĩnh Hiệp 1,, Phan Văn Em 2, Nguyễn Đức Hải 3
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
2 Phòng khám đa khoa Đông Á – TP Hồ Chí Minh.
3 Học viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Mô tả các đặc điểm hình ảnh và giá trị của CLVT đa dãy trong đánh giá biến chứng tắc ruột do ung thư đại tràng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu 65 bệnh nhân được chẩn đoán tắc ruột do ung thư đại tràng sau phẫu thuật, có đủ phim chụp cắt lớp vi tính đa dãy trước phẫu thuật, có biên bản giải phẫu bệnh tại Bệnh viện Nhân Dân 115 từ 13/1/2015 đến 02/04/2018. Được thu thập các biến số theo mẫu bệnh án và các thuật toán theo phần mềm SPSS để đưa ra các kết quả nghiên cứu. Kết quả: Đánh giá tỉ lệ chẩn đoán chính xác vị trí khối u của chụp CLVT so với mô tả của tường trình phẫu thuật, cho thấy tại các đoạn của khung đại trực tràng chụp CLVT đều chẩn đoán chính xác vị trí khối u, trừ đoạn đại tràng góc lách tỉ lệ chẩn đoán đúng là 85,7%. Tính chung tỉ lệ chẩn đoán vị trí của chụp CLVT là 98,5%. Mức độ chính xác chẩn đoán vị trí khối u với kích thước khối u ghi nhận tỉ lệ chẩn đoán chính xác vị trí u phụ thuộc vào kích thước khối u (χ2, p<0,05). Khả năng chẩn đoán giai đoạn T: Độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 95,0%, tỉ lệ chính xác 95,4%, giá trị tiên đoán dương 97,4%, tiên đoán âm 100%. Khả năng phát hiện di căn hạch: Độ nhạy 63,2%, độ đặc hiệu 63,2%, giá trị tiên đoán dương 46,2%, tiên đoán âm 77,4% ; tỉ lệ chẩn đoán chính xác 67,7%, phụ thuộc giai đoạn N (p < 0,001). Khả năng phát hiện di căn xa: Độ nhạy 53,8%, độ đặc hiệu 97,7%, giá trị tiên đoán dương 87,5%, tiên đoán âm 87,8%; tỉ lệ chẩn đoán chính xác 87,7%, phụ thuộc giai đoạn M (p < 0,01). Kết luận: CLVT đa dãy là lựa chọn tối ưu cho những trường hợp bệnh nhân tắc ruột do ung thư đại tràng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, từ đó làm giảm các biến chứng. Ngoài ra CLVT đa dãy còn chẩn đoán khá chính xác giai đoạn bệnh của ung thư đại tràng, giúp cho việc tiên lượng bệnh nhân, lựa chọn phương án điều trị tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Siegel RL, Wagle NS, Cercek A, Smith RA, Jemal A. Colorectal cancer statistics, 2023. CA Cancer J Clin. 2023;73(3):233-254. doi:10.3322/caac.21772
2. Reginelli A, Russo A, Pinto A, et al. The role of computed tomography in the preoperative assessment of gastrointestinal causes of acute abdomen in elderly patients. Int J Surg. 2014;12 Suppl 2:S181-S186. doi:10.1016/ j.ijsu.2014.08.345
3. Frager D, Rovno HD, Baer JW, Bashist B, Friedman M. Prospective evaluation of colonic obstruction with computed tomography. Abdom Imaging. 1998;23(2):141-6. doi:10.1007/ s002619900307
4. Cappell MS, Batke M. Mechanical obstruction of the small bowel and colon. Med Clin North Am. 2008; 92(3):575-97, viii. doi:10.1016/j.mcna.2008.01.003
5. Maras-Simunic M, Druzijanic N, Simunic M, Roglic J, Tomic S, Perko Z. Use of modified multidetector CT colonography for the evaluation of acute and subacute colon obstruction caused by colorectal cancer: a feasibility study. Dis Colon Rectum. 2009;52(3):489-95. doi:10.1007/DCR.0b013e318197d789
6. Smith NJ, Bees N, Barbachano Y, Norman AR, Swift RI, Brown G. Preoperative computed tomography staging of nonmetastatic colon cancer predicts outcome: implications for clinical trials. Br J Cancer. 2007;96(7):1030-6. doi:10.1038/sj.bjc.6603646
7. Mulhall BP, Veerappan GR, Jackson JL. Meta-analysis: computed tomographic colonography. Ann Intern Med. 2005;142(8):635-50. doi:10.7326/0003-4819-142-8-200504190-00013