HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA ĐƯỜNG ĐỘNG MẠCH QUAY XA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Can thiệp động mạch vành qua da bằng đường động mạch quay gần có ưu thế vượt trội hơn động mạch đùi. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế như tắc động mạch quay gần, thời gian băng ép lâu… Can thiệp qua động mạch quay xa khắc phục được những hạn chế này. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và an toàn của can thiệp động vành qua da bằng đường động mạch quay xa phải hoặc trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả có theo dõi 24 giờ trên 259 bệnh nhân có chỉ định chụp hoặc can thiệp động mạch vành tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang từ tháng 1/2023 – 5/2023. Kết quả: Có 61,4% bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành mạn; 29,3% hội chứng vành cấp không ST chênh lên và 9,3% nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên trong nghiên cứu. 133/259 (51,4%) bệnh nhân can thiệp mạch vành qua da bằng stent qua đường động mạch quay xa. Tỷ lệ thành công của đâm kim động mạch quay xa và thực hiện được thủ thuật là 92,7%. Tỷ lệ đâm kim thất bại chuyển vị trí động mạch quay gần hoặc động mạch đùi là 7,4%. Tỷ lệ biến chứng mất mạch quay xa tạm thời 2 trường hợp (0,8%). Tuy nhiên sau 24 giờ hồi phục và không có trường hợp nào bị tắc mạch quay xa với chẩn đoán bằng siêu âm mạch máu. Tụ máu nơi đâm kim (0,8%). Ghi nhận 100% các trường hợp đều băng ép tại chỗ bằng gạc thủ công. Kết luận: Chụp và can thiệp mạch vành qua đường động mạch quay xa có tỷ lệ thành công cao 92,7%. Có tỷ lệ đâm kim thất bại thấp. Có tỷ lệ biến chứng mạch máu thấp tại vị trí đâm kim.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Eid-Lidt Guering, Rivera Rodríguez Agustín, Jimenez Castellanos Joaquín, Farjat Pasos Julio I, Estrada López Kathia E, et al. (2021), "Distal radial artery approach to prevent radial artery occlusion trial". Cardiovascular Interventions, 14 (4), pp. 378-385.
3. Escutia-Cuevas Héctor Hugo, Alcántara-Meléndez Marco Antonio, Torres-Sánchez Jorge, Muratalla-González Roberto, Jiménez-Valverde Arnoldo Santos, et al. (2020), "Distal transradial access for coronary angiography and percutaneous coronary intervention: an observational study in a Latin-American center". Cardiovascular and Metabolic Science, 31 (1), pp. 9-16.
4. Feng Hao, Fang Zhenfei, Zhou Shenghua, Hu Xinqun (2019), "Left distal transradial approach for coronary intervention: insights from early clinical experience and future directions". Cardiology Research and Practice, 2019.
5. Nairoukh Zaid, Jahangir Saira, Adjepong Dennis, Malik Bilal Haider, Dennis Adjepong MBA (2020), "Distal radial artery access: the future of cardiovascular intervention". Cureus, 12 (3).
6. Roghani-Dehkordi Farshad, Hashemifard Omid, Sadeghi Masoumeh, Mansouri Rohollah, Akbarzadeh Mehdi, et al. (2018), "Distal accesses in the hand (two novel techniques) for percutaneous coronary angiography and intervention". ARYA atherosclerosis, 14 (2), pp. 95.
7. Valgimigli Marco, Landi Antonio, Distal transradial access for coronary procedures: old certainties, novel challenges, and future horizons, 2022, American College of Cardiology Foundation Washington DC. pp. 33-38.
8. Valgimigli Marco, Gagnor Andrea, Calabró Paolo, Frigoli Enrico, Leonardi Sergio, et al. (2015), "Radial versus femoral access in patients with acute coronary syndromes undergoing invasive management: a randomised multicentre trial". The Lancet, 385 (9986), pp. 2465-2476.
9. Vefalı Veli, Sarıçam Ersin (2020), "The comparison of traditional radial access and novel distal radial access for cardiac catheterization". Cardiovascular Revascularization Medicine, 21 (4), pp. 496-500.