KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT NIÊM MẠC QUA NỘI SOI ỐNG MỀM TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI

Hồ Hoàng Nam1,, Lê Chính Đại2
1 Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của polyp đại trực tràng và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 61 bệnh nhân được chẩn đoán có tổn thương niêm mạc đại trực tràng qua nội soi tại Khoa Nội soi – thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022. Kết quả: 61 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 58,6 ± 9,8 tuổi, hay gặp nhất là nhóm tuổi >50. Tỷ lệ nam/nữ là 1,1/1. Rối loạn đại tiện và đại tiện ra máu là triệu chứng thường gặp nhất. Vị trí ở trực tràng cao nhất chiếm 34,7%. Kích thước trung bình của các polyp là 18,4 ± 6,0mm, nhỏ nhất là 7mm và lớn nhất là 35mm. Đa số polyp là týp 0-Is và 0-IIa chiếm 85,4%. 90,2% polyp được thực hiện kỹ thuật cắt trọn. Tỷ lệ thành công của kỹ thuật là 95,1%. Không có biến chứng sau cắt chiếm tỷ lệ 93,4%. Chỉ có 4 trường hợp chảy máu sau cắt chiếm 6,6%, 02 trường hợp chảy máu muộn chiếm3,3%. Tỷ lệ tái phát sau 12 tháng là 1/47, sau 24 tháng là 1/14. Kết luận: Kỹ thuật cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm điều trị polyp đại trực tràng cho tỷ lệ thành công cao và biến chứng thấp nên được áp dụng như là biện pháp đầu tay trong điều trị các polyp không cuống đại trực tràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đức Quách Trọng, Nguyễn Thúy Oanh. (2007). Nghiên cứu phân bố polyp tuyến đại – trực tràng theo vị trí và kích thước polyp, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 11 (4), pp. 242-7.
2. Oanh Nguyễn Thúy (2000). Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí polyp ung thư qua nội soi đại tràng ống mềm, , Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3. Công Võ Hồng Minh, Trịnh Tuấn Dũng, Vũ Văn Khiên (2013). Vai trò của nội soi, mô bệnh học trong chẩn đoán polyp đtt và đtt ung thư hóa, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 17 (6), pp. 32-8
4. Quý Bùi Nhuận, Nguyễn Thúy Oanh (2013). Khảo sát mối liên quan giữa lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh của polyp đại trực tràng, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 17 (6), pp. 19-24
5. Trung Nguyễn Sào (2006). Đặc điểm giải phẫu bệnh - nội soi của polyp đại trực tràng, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 10 (4), pp. 205-11
6. Tuấn Kiều Văn và cs (2005). Một số đặc điểm lâm sàng, nội soi, giải phẫu bệnh và kết quả điều trị qua nội soi của bệnh polyp đại – trực tràng ở bệnh viện Bạch Mai từ 5/2002 – 5/2004, Tập san hội nghị khoa học tiêu hóa toàn quốc lần 11, pp. 13-5
7. Arebi N., Swain D., Suzuki N. et al. (2007). Endoscopic mucosal resection of 161 cases of large sessile or flat colorectal polyps", Scandinavian journal of gastroenterology, 42 (7), pp. 859-66
8. Bergmann U., Beger H. G. (2003). Endoscopic mucosal resection for advanced non-polypoid colorectal adenoma and early stage carcinoma", Surgical endoscopy, 17 (3), pp. 475-9
9. Conio M, Ponchon T., Blanchi S., Filiberti R. (2006). Endoscopic mucosal resection", Am J Gastroenterol, 101 (3), pp. 653-63
10. Ferrara F., Luigiano C., Ghersi S., Fabbri C. et al (2010). Efficacy, safety and outcomes of 'inject and cut' endoscopic mucosal resection for large sessile and flat colorectal polyps", Digestion, 82 (4), pp. 213-20