PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI ĐIỀU TRỊ VÔI HOÁ GÂN CHÓP XOAY

Nguyễn Hữu Mạnh1,2,, Vũ Đức Việt1,2, Trần Quyết1,2, Trần Trung Dũng1,2
1 Bệnh viện Đa Khoa Khoa Quốc tế Vinmec Times City
2 Trường Đại Học Vinuniversity

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Vôi hoá gân chóp xoay (CX) là tình trạng bệnh lý ít gặp hơn so với các bệnh lý khác vùng vai. Bệnh gây ra bởi tình trạng tích tụ caxi trong gân cơ CX hoặc có thể xuất hiện một phần ở túi hoạt dịch trong khoang dưới mỏm cùng vai khi khối vôi hoá lan rộng ra xung quanh gân. Bệnh thường được biểu hiện với dấu hiệu lâm sàng là tình trạng đau vai cấp tiến triển nhanh rầm rộ trong giai đoạn tái hấp thụ gây khó chịu và hạn chế vận động nhiều cho người bệnh. Ca lâm sàng: Chúng tôi xin giới thiệu 02 trường hợp được chẩn đoán là vôi hoá gân CX, đã thất bại trong điều trị bảo tồn và được chỉ định phẫu thuật nội soi lấy bỏ khối vôi hoá. Sau phẫu thuật triệu chứng đau và tầm vận động cải thiện rõ rệt, trên phim X-quang chụp kiểm tra lại không còn hình ảnh khối vôi hoá. Bàn luận: Bệnh hay gặp ở lứa tuổi trung niên và đau cấp vùng vai là triệu chứng nổi bật của bệnh. Điều trị chính của bệnh là bảo tồn bao gồm nghỉ ngơi, vật lý trị liệu và dùng NSAID. Phẫu thuật nội soi được đặt ra khi khối vôi hoá gây đau mãn tính không cải thiện bằng các phương pháp điều trị khác.Việc xác định chính xác vị trí khối vôi hoá trên nội soi và lấy bỏ tối đa khối vôi hoá là rất cần thiết trong phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật nội soi là phương pháp ít xâm lấn giúp lấy được toàn bộ khối vôi hoá, bệnh nhân (BN) sau phẫu thuật cải thiện triệu chứng lâm sàng và phục hồi tầm vận động nhanh và rõ rệt. Phim chụp cộng hưởng từ rất cần thiết trong việc xác hình thái và vị trí khối vôi hoá.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Chianca V, Albano D, Messina C, Midiri F, Mauri G, Aliprandi A, et al. Rotator cuff calcific tendinopathy: from diagnosis to treatment. Acta Bio Medica Atenei Parm. 2018;89(Suppl 1):186–96.
2. Kachewar SG, Kulkarni DS. Calcific Tendinitis of the Rotator Cuff: A Review. J Clin Diagn Res JCDR. 2013 Jul;7(7):1482–5.
3. Uhthoff HK, Loehr JW. Calcific Tendinopathy of the Rotator Cuff: Pathogenesis, Diagnosis, and Management. J Am Acad Orthop Surg. 1997 Jul;5(4):183–91.
4. Yoo JC, Park WH, Koh KH, Kim SM. Arthroscopic treatment of chronic calcific tendinitis with complete removal and rotator cuff tendon repair. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc Off J ESSKA. 2010 Dec;18(12):1694–9.
5. Kim MS, Kim IW, Lee S, Shin SJ. Diagnosis and treatment of calcific tendinitis of the shoulder. Clin Shoulder Elb. 2020 Nov 27;23(4):210–6.
6. Harvie P, Pollard TCB, Carr AJ. Calcific tendinitis: natural history and association with endocrine disorders. J Shoulder Elbow Surg. 2007;16(2):169–73.
7. Riley GP, Harrall RL, Constant CR, Chard MD, Cawston TE, Hazleman BL. Tendon degeneration and chronic shoulder pain: changes in the collagen composition of the human rotator cuff tendons in rotator cuff tendinitis. Ann Rheum Dis. 1994 Jun;53(6):359–66.
8. Speed CA, Hazleman BL. Calcific tendinitis of the shoulder. N Engl J Med. 1999 May 20;340(20):1582–4.
9. Rochwerger A, Franceschi JP, Viton JM, Roux H, Mattei JP. Surgical management of calcific tendinitis of the shoulder: an analysis of 26 cases. Clin Rheumatol. 1999;18(4):313–6.
10. Jerosch J, Strauss JM, Schmiel S. Arthroscopic treatment of calcific tendinitis of the shoulder. J Shoulder Elbow Surg. 1998;7(1):30–7.