KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT BÓC NỘI MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG DO XƠ VỮA TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Hữu Ước1, Phạm Quốc Đạt2,, Lê Hữu Công1, Ngô Gia Khánh2, Vũ Anh Tuấn2, Đồng Minh Hùng2, Mạc Thế Trường1,2, Phùng Văn Thắng2, Đặng Thị Hoa1, Nguyễn Văn Minh2, Hoàng Vũ2, Trần Lê Công Thắng2, Lê Khả Bách2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hẹp động mạch cảnh do xơ vữa là một trong các nguyên nhân chính gây ra đột quỵ nhồi máu não. Phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh điều trị hẹp động mạch cảnh là một phương pháp đã được chứng minh giúp làm giảm tỉ lệ đột quỵ nhồi máu não. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh điều trị hẹp động mạch cảnh do xơ vữa tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh tại khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2022 đến tháng 09/2023. Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca bệnh. Kết quả: tổng số gồm 104 bệnh nhân, với 111 lượt phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh (7 bệnh nhân phẫu thuật 2 bên); 87 bệnh nhân nam (chiếm 83,7%); 17 bệnh nhân nữ (chiếm 16,3%), tuổi trung bình là 69,1 ± 8,3 tuổi, 68 bệnh nhân (65,4%) hẹp động mạch cảnh có triệu chứng. Bóc nội mạch và phục hồi bằng miếng vá PTFE có 39 lượt phẫu thuật (34,1%), lột nội mạc động mạch cảnh có 72 lượt phẫu thuật (64,9%). Kết quả sớm: 100% bệnh nhân động mạch cảnh lưu thông tốt, không có hẹp tồn lưu. Tử vong sớm 2 trường hợp (chiếm 1,9%) trong đó, một trường hợp do đột quỵ chảy máu não, một trường hợp tử vong do tai nạn giao thông. Tỷ lệ tai biến mạch não sớm trong 30 ngày chiếm tỷ lệ 2,8%. Kết luận: Phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh là một phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị hẹp động mạch cảnh do xơ vữa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Prasad K. Pathophysiology and Medical Treatment of Carotid Artery Stenosis. Int J Angiol. Sep 2015;24(3):158-72. doi:10.1055/s-0035-1554911
2. Donkor ES. Stroke in the 21(st) Century: A Snapshot of the Burden, Epidemiology, and Quality of Life. Stroke Res Treat. 2018;2018: 3238165. doi:10.1155/2018/3238165
3. Tsao CW, Aday AW, Almarzooq ZI, et al. Heart Disease and Stroke Statistics-2023 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation. Feb 21 2023;147(8):e93-e621. doi:10. 1161/cir.0000000000001123
4. Schneider JR, Helenowski IB, Jackson CR, et al. A comparison of results with eversion versus conventional carotid endarterectomy from the Vascular Quality Initiative and the Mid-America Vascular Study Group. J Vasc Surg. May 2015;61(5):1216-22. doi:10.1016/j.jvs.2015.01.049
5. Marsman MS, Wetterslev J, Keus F, et al. Plexus anesthesia versus general anesthesia for carotid endarterectomy: A systematic review with meta-analyses. Ann Med Surg (Lond). May 2021; 65: 102327. doi:10.1016/j.amsu.2021.102327
6. Endarterectomy vs. Angioplasty in Patients with Symptomatic Severe Carotid Stenosis (EVA-3S) Trial. Cerebrovasc Dis. 2004;18(1):62-5. doi:10.1159/000078751
7. Ferguson GG, Eliasziw M, Barr HW, et al. The North American Symptomatic Carotid Endarterectomy Trial: surgical results in 1415 patients. Stroke. Sep 1999;30(9): 1751-8. doi: 10.1161/ 01.str.30.9.1751
8. Randomised trial of endarterectomy for recently symptomatic carotid stenosis: final results of the MRC European Carotid Surgery Trial (ECST). Lancet. May 9 1998;351(9113):1379-87.