KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU CẮT TÁCH DƯỚI NIÊM MẠC THỰC QUẢN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN SỚM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN K

Phạm Quang Hoan1,
1 Bệnh Viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư thực quản (UTTQ) giai đoạn sớm điều trị bằng phương pháp cắt tách dưới niêm mạc (ESD) tại BV K. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 123 bệnh nhân chẩn đoán UTTQ giai đoạn sớm được điều trị bằng phương pháp ESD tại BV K từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023. Kết quả: Thời gian can thiệp trung bình là 46 phút. Tai biến trong can thiệp bao gồm: chảy máu (18,7%) và thủng (0,8%). 100% trường hợp đạt en bloc và diện cắt âm tính. Triệu chứng sau can thiệp chủ yếu là đau mức độ nhẹ-vừa (29,2%), tiếp đến là bỏng rát (12,2%), nôn (8,1%). Biến chứng sau can thiệp bao gồm: chảy máu thực quản (3,3%) và nhiễm trùng (0,8%). Dấu hiệu sinh tồn sau can thiệp đều ổn định ở đa số bệnh nhân, chỉ ghi nhận 3 trường hợp THA thời điểm 1h sau can thiệp. Số ngày nằm viện trung bình là 2,0 ngày; kích thước tổn thương >3cm làm tăng 24,28 lần nguy cơ số ngày nằm viện >2 (p<0,001). Thời gian cho ăn sau can thiệp trung bình là 28,7h; đa số trường hợp cho ăn trong khoảng từ 24-36h sau can thiệp (87,8%). Kết luận: Chăm sóc bệnh nhân sau ESD là một quy trình mang lại lợi ích về chất lượng sống cho người bệnh và giảm thiểu nguy cơ dẫn đến các biến chứng sau can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL, Torre LA, Jemal A. Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2018;68(6):394-424. doi:10.3322/caac.21492.
2. Okubo Y, Ishihara R. Endoscopic Submucosal Dissection for Esophageal Cancer: Current and Future. Life (Basel). 2023;13(4):892. doi:10.3390/ life13040892
3. Tsujii Y, Nishida T, Nishiyama O, et al. Clinical outcomes of endoscopic submucosal dissection for superficial esophageal neoplasms: a multicenter retrospective cohort study. Endoscopy. 2015;47(9): 775-783. doi: 10.1055/s-0034-1391844
4. Higuchi K, Tanabe S, Azuma M, et al. A phase II study of endoscopic submucosal dissection for superficial esophageal neoplasms (KDOG 0901). Gastrointest Endosc. 2013;78(5): 704-710. doi:10. 1016/ j.gie.2013.04.182
5. Takahashi H, Arimura Y, Masao H, et al. Endoscopic submucosal dissection is superior to conventional endoscopic resection as a curative treatment for early squamous cell carcinoma of the esophagus (with video). Gastrointest Endosc. 2010;72(2): 255-264, 264.e1-2. doi: 10.1016 /j.gie.2010.02.040
6. Watanabe J, Watanabe J, Kotani K. Early vs. Delayed Feeding after Endoscopic Submucosal Dissection for Gastric Cancer: A Systematic Review and Meta-Analysis. Medicina. 2020; 56(12): 653. doi: 10. 3390/ medicina56120653
7. Probst A, Ebigbo A, Märkl B, et al. Endoscopic submucosal dissection for early rectal neoplasia: experience from a European center. Endoscopy. 2017;49(3):222-232. doi:10.1055/s-0042-118449
8. Bourke MJ, Neuhaus H, Bergman JJ. Endoscopic Submucosal Dissection: Indications and Application in Western Endoscopy Practice. Gastroenterology. 2018; 154(7): 1887-1900.e5. doi: 10.1053/j.gastro.2018.01.068