KẾT QUẢ ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN TỪ TUẦN 17 ĐẾN HẾT 22 TUẦN BẰNG MISOPROSTOL ĐƠN THUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2022

Đỗ Thị Minh Nhung1,, Đỗ Tuấn Đạt1
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả đình chỉ thai nghén từ tuần 17 đến 22 tuần bằng Misoprostol đơn thuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu 154 thai phụ từ 17-22 tuần đình chỉ thai nghén bằng Misoprostol đơn thuần. Thiết kế mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu trên hồ sơ bệnh án từ 01/01/2022 đên 31/12/2022 tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Kết quả: Sảy thai tự nhiên (thành công) chiếm 94,8%. Có 4,6% phải nóng và gắp thai, 0,6% đổi truyền Oxytocin gây sảy thai. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là tiêu chảy (18,2%), rét run (11,0%), sốt (10,4%) và nôn (9,7%). Có 1 trường hợp có tai biến rách cổ tử cung sau khi phá thai (0,6%). Kết luận: Sử dụng MSP để phá thai 3 tháng giữa đem lại tỷ lệ thành công cao, an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2009), "Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009".
2. Bộ Y tế (2016), "Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016".
3. Lê Hoài Chương (2005), Nghiên cứu tác dụng làm mềm mở cổ tử cung và gây chuyển dạ của Misoprostol, Luận án tiến sĩ y học, Trường đại học y Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
4. Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Lê Minh và Chu Bích Hà (2014), "Nghiên cứu hiệu quả gây sẩy thai của Misoprostol đối với những trường hợp thai dị tật tuổi thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện phụ sản Trung ương năm 2013", Tạp chí Phụ sản, 12(2), tr. 103-107.
5. Nguyễn Thị Lan Hương và các cộng sự. (2013), "Đánh giá kết quả phá thai nội khoa tuổi thai ba tháng giữa tại bệnh viện phụ sản Trung Ương năm 2012", Tạp chí Phụ sản, 11(2), tr. 121-124.
6. Nguyễn Thị Thúy Hạnh và Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2020), "Phá thai muộn ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019", Tạp chi nghiên cứu y học, 129(5), tr. 146-155.
7. Kon Korng (2017), Đánh giá kết quả phá thai từ 13 đến 22 tuần trên những thai phu co tiên sư mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Lê Thị Thu Hà (2013), Nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại Bệnh Viện Phụ sản HN năm 2012, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Nguyễn Huy Bạo (2009), Nghiên cứu sử dụng MSP để phá thai từ 13-22 tuần, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Phạm Đình Dũng (2005), Đánh giá hiệu quả phá thai từ 12 đến 22 tuần bằng MSP cách quãng từng đợt điều trị tại BVPSTW, Luận văn tốt nghiệp BSCK cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.