XÁC ĐỊNH MỘT SỐ VIRUS TRONG BỆNH VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Đặng Thái Bình1,, Lê Xuân Ngọc1, Hoàng Thị Bích Ngọc1, Nguyễn Thị Thái Hà1, Đặng Thùy Linh2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số virus trong bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu, lấy mẫu thuận tiện. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian nghiên cứu: 2020-2021. Bệnh nhân nghiên cứu: 113 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ dương tính với virus ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi mắc viêm phổi cộng đồng là 95,6%, trong đó dương tính với 2 virus chiếm tỷ lệ cao nhất 46,9%. Virus xác định được lần lượt là Rhino (53,1%), RSV (38,9%), Á cúm (33,6%), Human Metapneumovirus (hMPV) (13,3%), Coronavirus (7,1%), Adenvirus 8%, Cúm A (2,7%). Tỷ lệ nhiễm virus đơn thuần cao hơn tỷ lệ nhiễm virus - vi khuẩn. Nhóm từ 2 tháng đến dưới 6 tháng tuổi có tỷ lệ dương tính với virus cao nhất (100%). Trẻ trai phải nhập viện vì viêm phổi cộng đồng do virus cao hơn ở trẻ gái. Tỷ lệ virus dương tính không khác biệt giữa 2 giới. Kết luận: Tỷ lệ virus dương tính trong bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em rất cao. Việc xác định căn nguyên virus gây viêm phổi cộng đồng ở trẻ em giúp các bác sỹ lâm sàng có kế hoạch điều trị, tư vấn dự phòng, sử dụng kháng sinh hợp lý hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ghebremedhin B. “Human adenovirus: Viral pathogen with increasing importance”. Eur J Microbiol Immunol. 2014; 4(1): 26-33. doi: 10. 1556/ EuJMI. 4.2014.1.2
2. Wei Ji 1, Zheng-rong Chen, Wei-fang Zhou, Hui-ming Sun, Bei-quan Li, Li-hong Cai, Yong-dong Yan. “Etiology of acute respiratory tract infection in hospitalized children in Suzhou from 2005 to 2011”.Zhonghua Yu Fang Yi Xue Za Zhi. 2013 Jun;47:497-503
3. Chun JK, Kim HS, Cheong HM, Kim KS, Kang C. (2009), “Establishing a surveillance network for severe lower respiratory tract infections in Korean infants and young children”, European Journal of Clinical Microbiology & Infectious Diseases.
4. Adebola E Orimadegun 1, Adedayo A Adepoju 2, Landon Myer 3. “A Systematic Review and Meta-analysis of Sex Differences in Morbidity and Mortality of Acute Lower Respiratory Tract Infections Among African Children”. J Pediatr Rev. 2020 Apr;8(2):65-78. doi: 10.32598/jpr.8.2.65
5. Samuel Rhedin 1, Ann Lindstrand 2, Annie Hjelmgren 1, Malin Ryd-Rinder 3, Lars Öhrmalm 1, Thomas Tolfvenstam 4, Åke Örtqvist 5, Maria Rotzén-Östlund 6, Benita Zweygberg-Wirgart 6, Birgitta Henriques-Normark 6, Kristina Broliden 1, Pontus Naucler. “Respiratory viruses associated with community-acquired pneumonia in children: matched case- control study”.Thorax. 2015 Sep;70(9): 847-53. doi: 10.1136/ thoraxjnl-2015-206933. Epub 2015
6. Chang Hyu Lee 1, Youn Kyoung Won 1, Eui-Jung Roh 2, Dong In Suh 3, Eun Hee Chung. “A nationwide study of children and adolescents with pneumonia who visited Emergency Department in South Korea in 2012”. Korean J Pediatr. 2016 Mar;59(3): 132-8. doi: 10.3345/ kJp.2016.59.132.Epub 2016 Mar 31
7. Guijun Ning, a Xuxia Wang,b Dan Wu, a Zundong Yin,a Yixing Li, a Huaqing Wang, a and Weizhong Yanga. “The etiology of community-acquired pneumonia among children under 5 years of age in mainland China, 2001–2015: A systematic review”. Hum Vaccin Immunother. 2017 Nov; 13(11): 2742–2750. Published online 2017 Sep18. doi: 10.1080/ 21645515.2017.1371381 Jun 15.
8. Vikki G Nolan, Sandra R Arnold, Anna M Bramley, et al. “Etiology and impact of coinfections in children hospitalized with community-acquired pneumonia”. The Journal of infectious diseases. 2018;218(2):179-188.