SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG GIỮA NHÓM SẢN PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ ĐIỀU TRỊ TIẾT CHẾ VÀ ĐIỀU TRỊ INSULIN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NĂM 2023

Trần Quang Hanh1, Bùi Sơn Thắng1,, Lê Trọng Tài1
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa nhóm sản phụ đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) điều trị tiết chế và điều trị Insulin tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 248 sản phụ mắc ĐTĐTK và kết thúc thai kỳ tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 02/2021 đến tháng 9/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 32,30 ± 5,69; sản phụ trên 35 tuổi là YTNC làm thay đổi phương pháp điều trị ĐTĐTK. Tiền sử đẻ non, tiền sử lưu thai 3 tháng cuối không rõ nguyên nhân, tiền sử đẻ con to lần lượt là 5,24%; 2,02% và 8,87%. Tỷ lệ sản phụ thừa cân - béo phì là 31,04%; BMI trước mang thai không phải là yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp điều trị ĐTĐTK. Có 4,84% sản phụ có tình trạng tăng huyết áp và/hoặc tiền sản giật; tình trạng này làm tăng nguy cơ phải điều trị ĐTĐTK bằng Insulin lên 4,91 lần. Kết luận: Tuổi mẹ và tình trạng tăng huyết áp/tiền sản giật là các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp điều trị ĐTĐTK.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em. Hướng dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ (Ban hành kèm theo Quyết định số 6173/QĐ-BYT ngày 12/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
2. Lee KW, Ching SM, Ramachandran V, et al. Prevalence and risk factors of gestational diabetes mellitus in Asia: a systematic review and meta-analysis. BMC Pregnancy Childbirth. 2018;18:494. doi:10.1186/s12884-018-2131-4
3. Lê Thị Thanh Tâm. Nghiên cứu phân bố tỷ lệ, một số yếu tố nguy cơ và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại thành phố Vinh. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2017. DL.013987.
4. Dabelea D, Snell-Bergeon JK, Hartsfield CL, Bischoff KJ, Hamman RF, McDuffie RS. Increasing Prevalence of Gestational Diabetes Mellitus (GDM) Over Time and by Birth Cohort. Diabetes Care. 2005; 28(3): 579. doi:10.2337/ diacare.28.3.579
5. Phaloprakarn C, Tangjitgamol S. Risk assessment for preeclampsia in women with gestational diabetes mellitus. J Perinat Med. 2009;37(6). doi:10.1515/JPM.2009.108
6. HAPO Study Cooperative Research Group, Metzger BE, Lowe LP, et al. Hyperglycemia and adverse pregnancy outcomes. N Engl J Med. 2008; 358(19): 1991-2002. doi: 10.10-56/ NEJMoa0707943