ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP Ô XY HÓA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ TĨNH MẠCH – ĐỘNG MẠCH (VENOUS – ARTERIAL EXTRACORPOREAL MEMBRANE OXYGENATION - VA ECMO) TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM CƠ TIM SỐC TIM Ở TRẺ EM

Nguyễn Văn Thuận1, Trần Đăng Xoay1, Tạ Anh Tuấn1,
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của VA ECMO trong điều trị viêm cơ tim mất bù ở trẻ em. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu một loạt ca bệnh gồm 40 bệnh nhi từ 1 tháng đến 16 tuổi được chẩn đoán viêm cơ tim cấp sốc tim, được điều trị bằng VA ECMO tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa – Bệnh viện Nhi Trung Ương trong thời gian từ 01/01/2016 đến 30/09/2021. Kết quả: Bệnh nhân viêm cơ tim cấp sốc tim có tuổi trung vị là 8 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ. Tỷ lệ sống ở bệnh nhân viêm cơ tim được hỗ trợ ECMO là 65%. ECMO có tác dụng duy trì huyết áp ổn định, làm giảm các chỉ số: nhịp tim, chỉ số vận mạch (Vasoactive Inotropic Sore - VIS), lactat máu, NTPro-BNP, Troponin I; cải thiện LVEF. Tỷ lệ biến chứng gặp phải khi hỗ trợ ECMO là 37,5%, hay gặp nhất là chảy máu (15%). Kết luận: Tỷ lệ sống ở bệnh nhân viêm cơ tim được điều trị VA ECMO là 65%. ECMO có hiệu quả rõ rệt trong cải thiện tình trạng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm cơ tim cấp. Tỷ lệ biến chứng gặp phải là 37,5%, hay gặp nhất là chảy máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. M. Smith, A. Vukomanovic, D. Brodie, R. Thiagarajan, P. Rycus, and H. Buscher, “Duration of veno-arterial extracorporeal life support (VA ECMO) and outcome: an analysis of the Extracorporeal Life Support Organization (ELSO) registry,” Crit Care, vol. 21, no. 1, p. 45, Mar. 2017, doi: 10.1186/s13054-017-1633-1.
2. L. P. Caforio et al., “Current state of knowledge on etiology, diagnosis, management, and therapy of myocarditis: a position statement of the European Society of Cardiology Working Group on Myocardial and Pericardial Diseases,” Eur Heart J, vol. 34, no. 33, pp. 2636–2648, 2648a–2648d, Sep. 2013, doi: 10.1093/eurheartj/eht210.
3. K.-H. Hsu et al., “Extracorporeal membranous oxygenation support for acute fulminant myocarditis: analysis of a single center’s experience,” Eur J Cardiothorac Surg, vol. 40, no. 3, pp. 682–688, Sep. 2011, doi: 10.1016/ j.ejcts. 2010.12.050.
4. T. Nakamura et al., “Prognosis of patients with fulminant myocarditis managed by peripheral venoarterial extracorporeal membranous oxygenation support: a retrospective single-center study,” J Intensive Care, vol. 3, no. 1, p. 5, 2015, doi: 10.1186/s40560-014-0069-9.
5. V. H. Thourani et al., “Venoarterial extracorporeal membrane oxygenation (VA-ECMO) in pediatric cardiac support,” Ann Thorac Surg, vol. 82, no. 1, pp. 138–144; discussion 144-145, Jul. 2006, doi: 10. 1016/ j.athoracsur. 2006.02.011.
6. Bùi Văn Cường, Lê Thị Việt Hoa, Đào Xuân Cơ (2020). “Đánh giá hiệu quả lâm sàng ở bệnh nhân sốc tim do viêm cơ tim cấp được hỗ trợ oxy qua màng ngoàicơ thể tĩnh mạch-động mạch”. Tạp chí y dược lâm sàng 108. Tập 15 - Số 7/2020. 42-47.
7. Sawamura et al., “Early Prediction Model for Successful Bridge to Recovery in Patients With Fulminant Myocarditis Supported With Percutaneous Venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation - Insights From the CHANGE PUMP Study,” Circ J, vol. 82, no. 3, pp. 699–707, Feb. 2018, doi: 10.1253/circj.CJ-17-0549.
8. E. Y. Lee, H. L. Lee, H. T. Kim, H. D. Lee, and J. A. Park, “Clinical features and short-term outcomes of pediatric acute fulminant myocarditis in a single center,” Korean J Pediatr, vol. 57, no. 11, pp. 489–495, Nov. 2014, doi: 10.3345/ kjp.2014.57.11.489.
9. S. A. Teele, C. K. Allan, P. C. Laussen, J. W. Newburger, K. Gauvreau, and R. R. Thiagarajan, “Management and outcomes in pediatric patients presenting with acute fulminant myocarditis,” J Pediatr, vol. 158, no. 4, pp. 638-643.e1, Apr. 2011, doi: 10. 1016/ j.jpeds. 2010.10.015.