KẾT QUẢ KẾT HỢP XƯƠNG NẸP VÍT ÍT XÂM LẤN ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG

Nguyễn Văn Thắng1,, Đào Xuân Thành2,3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả kết hợp xương nẹp vít ít xâm lấn điều trị gãy đầu dưới hai xương cẳng chân tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hải Dương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 46 bệnh nhân gãy đầu dưới 2 xương cẳng chân được mổ kết hợp xương nẹp khóa bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hải Dương trong khoảng thời gian từ tháng 01/2019 đến 01/2023. Kết quả: Nhóm tuổi 30-50 chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,2%. 73,9% bệnh nhân là nam giới. Tỷ lệ gãy kín là 76,1%, gãy hở độ 1 là 23,9%. Gãy độ A2 chiếm tỷ lệ cao nhất 43,5%, gãy độ A1 chiếm 34,8%, độ A3 là 21,7% (phân độ AO). Thời gian nằm viện trung bình là 6 ± 4,7 ngày. Tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ là 10,9%. Đa số các trường hợp được nắn chỉnh tốt và rất tốt với tỷ lệ 82,6%. Nắn chỉnh ở mức trung bình chiếm 17,4%. Liền xương kết quả rất tốt và tốt chiếm 89,1%, liền xương kết quả trung bình chiếm 10,9%. Về kết quả phục hồi chức năng theo AOFAS, loại tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ cao 82,6%, loại trung bình chiếm tỷ lệ nhỏ 17,4%, và không có kết quả đánh giá loại kém. Kết luận: Kết hợp xương nẹp vít ít xâm lấn là một lựa chọn hiệu quả trong điều trị gãy đầu xa hai xương cẳng chân. Phương pháp có thể áp dụng với các trường hợp gãy phức tạp cho kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Courtney PM, Bernstein J, Ahn J. In Brief: Closed Tibial Shaft Fractures. Clin Orthop. 2011; 469 (12):3518-3521. doi:10.1007/s11999-011-2086-5
2. Huỳnh Ngọc Phúc (2020). Kết quả điều trị gãy xương cẳng chân bằng nẹp nhựa PTB. Luận văn chuyên khoa cấp II: Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Văn Trường (2012), Ðánh giá kết quả điều trị gãy hở đầu xa hai xương cẳng chân bằng cố định ngoài tại bệnh viện hữu nghị Việt Ðức, Luận văn thạc sĩ Y học. :Đại học Y Hà Nội.
4. Lau TW, Leung F, Chan CF, Chow SP. Wound complication of minimally invasive plate osteosynthesis in distal tibia fractures. Int Orthop. 2008; 32(5):697-703.doi:10.1007/s00264-007-0384-z
5. Hoàng Thanh Hà (2013),” Ðiều trị gãy đầu dưới xương chày bằng nẹp vít, phẫu thuật ít xâm lấn”, Tạp chí Hội nghị thường niên lần XX Hội CTCH Thành phố Hồ Chí Minh. :tr. 81-83.
6. Zelle BA, Dang KH, Ornell SS. High-energy tibial pilon fractures: an instructional review. Int Orthop. 2019; 43(8): 1939-1950. doi: 10.1007/ s00264-019-04344-8
7. Trần Hoàng Tùng (2006), Ðiều trị kết hợp xương nẹp vít gãy kín hai xương cẳng chân bằng kĩ thuật ít xâm lấn, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. :Đại học Y Hà Nội.
8. Ronga M, Longo UG, Maffulli N. Minimally Invasive Locked Plating of Distal Tibia Fractures is Safe and Effective. Clin Orthop. 2010;468(4):975-982. doi:10.1007/s11999-009-0991-7