ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN LO ÂU LAN TOẢ Ở NAM GIỚI

Trần Thị Hà An1,, Nguyễn Văn Giáp2, Phan Thị Minh Ngọc2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn lo âu lan tỏa là một rối loạn đặc trưng bởi lo lắng quá mức, mạn tính, không thể kiểm soát được, có tính chất lan tỏa, tản mạn, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua không còn tính thời sự nữa. Rối loạn này thường liên quan tới stress trường diễn, tiến triển thay đổi nhưng có xu hướng mạn tính. Rối loạn lo âu lan toả gặp ở nam giới ít hơn nhưng thường được phát hiện muộn hơn và gây hậu quả nặng nề hơn ở nữ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan toả ở người bệnh nam điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 60 bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2020 đến tháng 07/2021. Kết quả: 60% bệnh nhân không nhận thấy có sang chấn tâm lý rõ ràng. Thời gian mắc bệnh trung bình 15,57 ± 13,9 tháng; các triệu chứng của lo âu hay gặp nhất là khó ngủ vì lo lắng (98,3%), bồn chồn (96,7%), hồi hộp, trống ngực (96,7%), vã mồ hôi (90%), dễ giật mình (78,3%), run (75%), cơn nóng cơn lạnh (56,7%); bệnh thường nặng lên vào buổi chiều (66,7%). Kết luận: Rối loạn lo âu lan tỏa ở nam giới xuất hiện ít liên quan với các sang chấn tâm lý, diễn biến kéo dài, với biểu hiện nổi trội trên lâm sàng là các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật và triệu chứng toàn thân

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Nguyễn Ngọc (2018). Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn - luyện tập, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại Học Y Hà Nội.
2. Clayton AH, Durgam S, Tang X, Chen C, Ruth A, Gommoll C. Characterizing sexual function in patients with generalized anxiety disorder: a pooled analysis of three vilazodone studies. Neuropsychiatr Dis Treat. 2016;12:1467-1476.
3. Kessler Ronald C, et al (2005). “Lifetime prevalence and age-of-onset distributions of DSM-IV disorders in the National Comorbidity Survey Replication”, Archives of general psychiatry. 62(6), 593-602.
4. Holaway RM, Rodebaugh TL, Heimberg RG. The Epidemiology of Worry and Generalized Anxiety Disorder. In: Davey GCL, Wells A, eds. Worry and Its Psychological Disorders. John Wiley & Sons Ltd; 2006: 1-20. doi: 10.1002/ 9780470713143.ch1
5. Locke AB. Diagnosis and Management of Generalized Anxiety Disorder and Panic Disorder in Adults. 2015;91(9):8.
6. Miloyan B, Joseph Bienvenu O, Brilot B, Eaton WW. Adverse life events and the onset of anxiety disorders. Psychiatry Research. 2018;259: 488-492. doi:10.1016/j.psychres.2017.11.027
7. Weisberg RB. Overview of Generalized Anxiety Disorder: Epidemiology, Presentation, and Course. J Clin Psychiatry:6.