MỨC ĐỘ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG - ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống là bệnh lý thường gặp. Tại Việt Nam cho thấy, bệnh chiếm tỷ lệ 2% trong cộng đồng và chiếm 17% ở những người tuổi trên 60 (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2010). Mục tiêu: Đánh giá mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 403 bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống. Kết quả: Nam giới chiếm tỷ lệ cao (63,5%), tuổi trung bình là 61,16 ± 13,68 với 69,5% thời gian mắc bệnh trên 3 tuần, 55,8% là lao động trí óc. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chất lượng cuộc sống trước và sau 14 ngày điều trị (p <0,001). Kết luận: Điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, lao động và sinh hoạt của người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đau thắt lưng, thoái hóa cột sống, chất lượng cuộc sống
Tài liệu tham khảo

2. Bộ Y tế (2016), Bệnh thoái hóa cột sống lưng, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 131-136.

3. Nguyễn Văn Hưng và Phạm Thị Xuân Mai (2018), "Hiệu quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng điện mãng châm kết hợp bài thuốc độc hoạt tang ký sinh", Tạp chí Y Dược học, Trường ĐH Y Dược Huế, 5(8), 52-57.

4. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2010), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr.138-163, 363-365

5. Nguyễn Đức Minh (2018), "Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp điện châm kết hợp Đai hộp Ngải cứu Việt trong điều trị đau vai gáy thể phong hàn", Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108, 13(1), 61-69.

6. Vũ Thái Sơn (2018), Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt ủy trung và ảnh hưởng của điện châm huyệt này đối với bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 57 - 60.

7. Tanveer, F., Arslan, S. A., Darain, H., Ahmad, A., Gilani, S. A., & Hanif, A. (2021). Prevailing treatment methods for lumbar spondylolysis: A systematic review. Medicine, 100(51).

8. Wang, Y. X. J., Kaplar, Z., Deng, M., & Leung, J. C. (2017). Lumbar degenerative spondylolisthesis epidemiology: a systematic review with a focus on gender-specific and age-specific prevalence. Journal of Orthopaedic Translation, 11, 39-52.
