ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC CUNG CẤP KIẾN THỨC CHĂM SÓC BỆNH NHÂN CAO TUỔI SA SÚT TRÍ TUỆ CHO NGƯỜI CHĂM SÓC BẰNG ỨNG DỤNG ĐIỆN THOẠI ZALO LÊN THAY ĐỔI THANG ĐIỂM DASS-21

Võ Tuấn Phong1,2, Nguyễn Trần Tố Trân1,3,, Vũ Dương Tuyết Lan3, Thân Hà Ngọc Thể1
1 Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh
3 Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Người chăm sóc (NCS) cho người bệnh sa sút trí tuệ (SSTT) cao tuổi đối diện với nhiều gánh nặng tâm lý như trầm cảm, lo âu, căng thẳng. Giáo dục tâm lý là một hình thức phổ biến, giúp cung cấp thông tin, kỹ năng chăm sóc, quản lý hành vi và cảm xúc. Việc ứng dụng điện thoại để cung cấp kiến thức chăm sóc là hướng mới trong tiếp cận và hỗ trợ NCS. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tính khả thi của việc cung cấp kiến thức chăm sóc người bệnh cao tuổi SSTT cho NCS qua ứng dụng điện thoại Zalo và hiệu quả ban đầu cải thiện điểm trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở nhóm can thiệp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu pilot đánh giá tính khả thi của can thiệp trên 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng với tỉ lệ 1:1 tại khoa Lão học – Bệnh viện Nhân dân Gia Định với 80 NCS bệnh nhân SSTT. Nội dung can thiệp là kiến thức chăm sóc người SSTT. Tỉ tuyển mẫu, giữ mẫu và tuân thủ nghiên cứu được thu thập. Kết quả nghiên cứu: 146 NCS người bệnh SSTT cao tuổi được phỏng vấn, trong đó 80 NCS tham gia. Tỉ lệ tuyển mẫu là 54,79%, giữ mẫu là 92,50%, tuân thủ nghiên cứu ở nhóm can thiệp là 40,54%. Điểm trung vị trầm cảm, lo âu và căng thẳng giảm rõ rệt có ý nghĩa thống kê sau khi hỗ trợ ở nhóm can thiệp (p < 0,05). Ở thời điểm 2 tháng sau can thiệp, điểm trung vị lo âu và căng thẳng ở nhóm can thiệp thấp hơn so với nhóm chứng (p < 0,05). Kết luận: Việc cung cấp kiến thức giúp cải thiện về các mặt trầm cảm, lo âu và căng thẳng và có tính khả thi, tạo tiền đề để tiến hành nghiên cứu can thiệp đánh giá hiệu quả với qui mô và thời gian lớn hơn cho đối tượng NCS bệnh nhân SSTT cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Baruah U, Varghese M, Loganathan S, Mehta KM, Gallagher-Thompson D, Zandi D, et al. Feasibility and preliminary effectiveness of an online training and support program for caregivers of people with dementia in India: a randomized controlled trial. International journal of geriatric psychiatry. 2021;36(4):606-617.
2. Blom MM, Zarit SH, Groot Zwaaftink RB, Cuijpers P, Pot AM. Effectiveness of an Internet intervention for family caregivers of people with dementia: results of a randomized controlled trial. PloS one. 2015;10(2):e0116622
3. Bich NN, Dung NTT, Vu T, Quy LT, Tuan NA, Binh NTT, et al. Dementia and associated factors among the elderly in Vietnam: a cross-sectional study. International journal of mental health systems. 2019;13:57
4. Boots LM, de Vugt ME, Withagen HE, Kempen GI, Verhey FR. Development and Initial Evaluation of the Web-Based Self-Management Program "Partner in Balance" for Family Caregivers of People With Early Stage Dementia: An Exploratory Mixed-Methods Study. JMIR research protocols. 2016;5(1):e33
5. Dam AEH, van Boxtel MPJ, Rozendaal N, Verhey FRJ, de Vugt ME. Development and feasibility of Inlife: A pilot study of an online social support intervention for informal caregivers of people with dementia. PloS one. 2017;12(9): e0183386
6. Leng M, Zhao Y, Xiao H, Li C, Wang Z. Internet-Based Supportive Interventions for Family Caregivers of People With Dementia: Systematic Review and Meta-Analysis. Journal of medical Internet research. 2020;22(9):e19468
7. Norton PJ. Depression Anxiety and Stress Scales (DASS-21): psychometric analysis across four racial groups. Anxiety, stress, and coping. 2007;20(3):253-65
8. Sansoni J, Vellone E, Piras G. Anxiety and depression in community-dwelling, Italian Alzheimer's disease caregivers. International journal of nursing practice. 2004;10(2):93-100