GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA D-DIMER Ở NGƯỜI BỆNH COVID-19 NẶNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021- 2023

Hồ Thị Giang1, Trần Thị Kiều My1, Phạm Ngọc Thạch2, Tạ Thị Diệu Ngân1,2,3,
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu hồi cứu 144 người bệnh mắc COVID-19 nặng trên 18 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2021-2023 nhằm đánh giá giá trị tiên lượng tử vong của D-dimer. Kết quả: Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu là 27,1%. Trung vị nồng độ D-dimer tăng dần trong quá trình điều trị lần lượt là 1170,5 ng/mL (IQR 605-2573) và 1247 ng/mL (IQR 754-2437), 1549 ng/mL (IQR 983,5-2609,5), 1637 ng/mL (IQR 849-3968,7) tương ứng với thời điểm nhập viện và ngày 3, 7, 14 sau nhập viện. Tại thời điểm ngày thứ 7 và 14, trung vị nồng độ D-dimer ở nhóm tử vong cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sống sót, với D-dimer lần lượt là 1848,5 ng/mL (IQR 1209-3882,8), 2672 ng/mL (IQR 1513,8-14743,8) so với 1417 ng/mL (IQR 707-2449), 1372 ng/mL (IQR 768,3-1997,5). Người bệnh có D-dimer cao hơn 6042,5 ng/mL lúc nhập viện hoặc cao hơn 3300,5 ng/mL sau 3 ngày nhập viện, có tỷ lệ sống sót thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với người bệnh có D-dimer thấp hơn ngưỡng cut-off tương ứng. D-dimer ngày thứ 14 có khả năng tiên lượng tử vong tốt nhất, với diện tích dưới đường cong là 0,724 KTC 95% 0,63 – 0,82), điểm cut-off là 1587,5 ng/mL có độ nhạy là 58,7% và 76,3%.  Kết luận: Ở bệnh nhân COVID-19 nặng, việc xét nghiệm D-dimer nhiều lần, đặc biệt là tại ngày thứ 7 và 14 sau nhập viện, có thể giúp các bác sỹ lâm sàng tiên lượng bệnh nhân tốt hơn và có thái độ xử trí thích hợp hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. COVID Live - Coronavirus Statistics - Worldometer, https://www,worldometers. info/coronavirus/ (accessed 2022-07-26),
2. Bộ Y tế. Quyết định 2671/QĐ-BYT, ngày 26/06/2023 ban hành kèm Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID 19..
3. Yao Y, Cao J., Wang Q., et al. D-Dimer as a Biomarker for Disease Severity and Mortality in COVID-19 Patients: A Case Control Study, J Intensive Care (2020), 8, 49, https://doi.org/10.1 186/s40560-020-00466-z.
4. Iba T, Levy J.H, Levi M., Thachil J. Coagulopathy in COVID-19, J Thromb Haemost (2020), 18 (9), 2103-2109.https://doi.org/10. 1111/jth,14975.
5. Zhan H., Chen H, Liu C, Cheng L, et al. Diagnostic Value of D-Dimer in COVID-19: A Meta-Analysis and Meta-Regression, Clin Appl Thromb Hemost (2021), 27. 10760296211010976. https://doi.org/10.1177/10760296211010976.
6. Guan WJ, Ni ZY, Hu Y, et al. Clinical Characteristics of Coronavirus Disease 2019 in China. N Engl J Med. (2020) 382:1708–20. doi: 10.1056/NEJMoa2002032).
7. Trường Cao Vân, Hùng Thân Mạnh, Nam Lê Văn. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi thở máy ở bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (4/2021-3/2022). Tạp chí Y học Việt Nam (2022), Tập 519, tháng 10, số 2. DOI: https://doi.org/10.51298/vmj. v519i2.3622
8. Lan Lê Thị Hương, Thiện Nguyễn Thị Minh. Đặc điểm xét nghiệm huyết học và tình trạng tăng đông ở bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực Long An năm 2021. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên (2022), T227, S. (10).DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.6031
9. Tuấn Phạm Minh, Giang Trần Văn, Thạch Phạm Ngọc. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố tiên lượng tử vong bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch. Tạp chí Y học Việt Nam (2022), Tập 518 Số 1.https://doi.org/ 10.51298/vmj.v518i1.333
10. Poudel A., Poudel Y., Adhikari A., et al. D-Dimer as a Biomarker for Assessment of COVID-19 Prognosis: D-Dimer Levels on Admission and Its Role in Predicting Disease Outcome in Hospitalized Patients with COVID-19. PLoS One (2021), 16 (8), e0256744. https://doi.org/ 10.1371/journal.pone.0256744.