SỰ THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CHỤP CẮT LỚP KẾT QUANG NỘI MẠCH (OCT)

Huỳnh Trung Cang1,, Trần Minh Trung1, Võ Thành Nhân2
1 Bệnh viện đa khoa Kiên Giang
2 Bệnh viện Vinmec thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chụp cắt lớp kết quang nội mạch (OCT) là phương pháp hình ảnh đánh giá hình thái tổn thương trước và sau can thiệp giúp cho kết quả can thiệp tối ưu. Mục tiêu: Đánh giá hình thái tổn thương động mạch vành bằng OCT và sự thay đổi chiến lược can thiệp mạch vành dựa trên OCT so với chụp mạch cản quang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 69 bệnh nhân có bệnh động mạch vành tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang thời gian từ tháng 01/2023 đến 12/2023. Kết quả: Dựa vào hình thái tổn thương đánh giá trên OCT có 20,5% tổn thương huyết khối, 60,3% tổn thương có vỏ mỏng (TCFA), 55,1% tổn thương có hồ lipid và 6,4% tổn thương canxi hóa nặng, 44,3% tổn thương chia đôi. Sau khi đánh giá OCT làm thay đổi chiến lược 79,7% so với chụp mạch vành. Số lượng stent tăng lên 23,7%, độ dài stent tăng 45,8%, kích thước stent tăng lên 58,3%, số lượng bóng tăng lên 54,2%. Sau can thiệp tỷ lệ bóc tách các đầu stent thấp 8,5% (6/71), tỷ lệ không áp sát sau lần đầu đặt stent chiếm đến 42,3% cần phải thêm bóng nữa áp lực cao nong lại, có đến 43,7% không bung stent đủ diện tích > 80% sau lần đặt stent cần dùng bóng áp lực cao nong lại. Kết luận: Can thiệp mạch vành dưới hướng dẫn OCT giúp hiểu rõ hơn về bản chất hình thái của tổn thương, sự phân bố tổn thương trong lòng động mạch vành một cách chi tiết từ đó có chiến lược can thiệp mạch vành phù hợp và có kết quả can thiệp mạch vành tối ưu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ali Ziad A, Karimi Galougahi K, Mintz Gary S, Maehara Akiko, Shlofmitz Richard A, et al. (2021), "Intracoronary optical coherence tomography: state of the art and future directions". EuroIntervention, 17 (2), pp. e105-e123.
2. Bergmark Brian, Dallan Luis AP, Pereira Gabriel TR, Kuder Julia F, Murphy Sabina A, et al. (2022), "Decision-making during percutaneous coronary intervention guided by optical coherence tomography: insights from the LightLab initiative". Circulation: Cardiovascular Interventions, 15 (11), pp. 872-881.
3. Chamié Daniel, Bezerra Hiram G, Attizzani Guilherme F, Yamamoto Hirosada, Kanaya Tomoaki, et al. (2013), "Incidence, predictors, morphological characteristics, and clinical outcomes of stent edge dissections detected by optical coherence tomography". JACC: Cardiovascular Interventions, 6 (8), pp. 800-813.
4. Maehara Akiko, Mintz Gary S, Witzenbichler Bernhard, Weisz Giora, Neumann Franz-Josef, et al. (2018), "Relationship between intravascular ultrasound guidance and clinical outcomes after drug-eluting stents: two-year follow-up of the ADAPT-DES study". Circulation: Cardiovascular Interventions, 11 (11), pp. e006243.
5. Min Hyun-Seok, Yoo Ji Hyeong, Kang Soo-Jin, Lee June-Goo, Cho Hyungjoo, et al. (2020), "Detection of optical coherence tomography-defined thin-cap fibroatheroma in the coronary artery using deep learning". EuroIntervention: journal of EuroPCR in collaboration with the Working Group on Interventional Cardiology of the European Society of Cardiology, 16 (5), pp. 404-412.
6. Osborn Eric A, Johnson Michael, Maksoud Aziz, Spoon Daniel, Zidar Frank J, et al. (2022), "Safety and efficiency of percutaneous coronary intervention using a standardised optical coherence tomography workflow". Eurointervention: Journal of Europcr in Collaboration with the Working Group on Interventional Cardiology of the European Society of Cardiology, pp. EIJ-D.