KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY KÍN THÂN XƯƠNG ĐÙI TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Tạ Trần Tùng1,, Dương Đình Toàn2,3, Hoàng Hải Đức1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy thân xương đùi ở trẻ em chiếm khoảng 1,6% tổng số gãy xương ở trẻ em, đây là loại gãy xương phổ biến nhất ở trẻ em cần phải nhập viện, có thời gian nằm viện và bất động kéo dài, gây ra gánh nặng đáng kể cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như người chăm sóc. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc chính vào các yếu tố như tuổi bệnh nhân, cân nặng, kiểu gãy xương và các tổn thương khác kèm theo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang không đối chứng trên 74 người bệnh là trẻ em dưới 12 tuổi được chẩn đoán gãy kín thân xương đùi, được điều trị bảo tồn bằng phương pháp nắn chỉnh, bó bột tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ 1/2018 – 12/2021. Kết quả: Tuổi trung bình là 3,45 ± 2,51 ( 6 ngày tuổi – 10,7 tuổi), nhóm tuổi hay gặp nhất là 2 – 5 tuổi chiếm 52,7%. Tỷ lệ Nam/Nữ là 1,64/1. Thời gian theo dõi trung bình là 3,42 ± 1,01 năm. Nguyên nhân chấn thương phổ biến là tai nạn sinh hoạt (66,2%). Vị trí gãy xương phổ biến nhất là gãy 1/3 giữa (55,4%), kiểu gãy phổ biến nhất là gãy chéo xoắn (56,8%). Kết quả liền xương theo Flynn: liền xương tốt 95,8%, can lệch 4,2%. Tỷ lệ biến chứng chung là 16,8%. Kết luận: Điều trị bảo tồn gãy kín thân xương đùi trẻ em là phương pháp an toàn, hiệu quả, ít biến chứng cho nhóm trẻ em ≤ 10 tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Flynn J.M., Skaggs D. Femoral shaft fractures. Rockwood & Wilkins’ Fractures in Children. Wolters Kluwer, Philadelphia. 2020;1458-1526.
2. Flynn, John M et al. “The treatment of low-energy femoral shaft fractures: a prospective study comparing the "walking spica" with the traditional spica cast.” The Journal of bone and joint surgery. American volume vol. 93,23. 2011;2196-202.
3. Mansour, Alfred A 3rd et al. “Immediate spica casting of pediatric femoral fractures in the operating room versus the emergency department: comparison of reduction, complications, and hospital charges.” Journal of pediatric orthopedics. 2010;30(8):813-817.
4. Rakesh John et al. Current Concepts in Paediatric Femoral Shaft Fractures. The Open Orthopaedics Journal. 2016;11:353-368.
5. Jeffray Shilt, Ying Li. Fractues of The Femoral Shaft. Green’s Skeletal Trauma in Children, 5th edition, Elsevier Saunder. 2015;14:365 – 387.
6. Nguyễn Đức Phúc. Gãy xương trẻ em. Chấn Thương Chỉnh Hình. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2010;57-67.
7. Kenneth A E, Kenneth J K, Joseph Zuckerman. Pediatric Femoral Shaft Fractures. In: Handbook of Fracture, 6th edition, Wolters Kluwer. 2020;644- 650.
8. Ezequiel H et al. “Spica cast application in the emergency room for select pediatric femur fractures.” Journal of orthopaedic trauma. (2005);19(10):709-16.
9. Anthony I. Riccio, Philip L. Wilson, Robert Lane Wimberly. Lower Extremity Injuries. Tachdjian's Pediatric Orthopaedics: From the Texas Scottish Rite Hospital for Children. 5th edition. Sauder, Elsevier. 2015;34:1398 – 1414.