KẾT QUẢ QUẢN LÝ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN SẢN – NHI KIÊN GIANG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Huỳnh Xuân Nghiêm1,, Nguyễn Văn Tập1
1 Bệnh viện Hùng Vương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của sản phụ. Cần thực hiện tốt công tác quản lý TSG-SG để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra cho sản phụ. Mục tiêu: Đánh giá công tác quản lý bệnh lý tiền sản giật – sản giật tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Kiên Giang năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát và hồi cứu trên HSBA trên 117 sản phụ và phỏng vấn sâu 4 NVYT và 1 thảo luận nhóm PNMT. Kết quả: Tỷ lệ sản phụ TSG chiếm tỷ lệ 2,5%. Công tác quản lý TSG tại bệnh viện đạt mức “TỐT”. Tuy nhiên, công tác quản lý hồ sơ bệnh án đạt mức “CHƯA TỐT”. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý TSG tại bệnh viện là yếu tố về chính sách, quy định, yếu tố nhân sự, yếu tố cơ sở vật chất, yếu tố kinh phí và định hướng của lãnh đạo. Kết luận: Tại bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Kiên Giang, công tác quản lý TSG tại bệnh viện đạt hiệu quả, sản phụ được quản lý, điều trị, tư vấn tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Mạnh Linh (2020). Nghiên cứu kết quả sàng lọc bện lý tiền sản giật - sản giật bằng xét ng iệm PAPP-A, siêu âm doppler động mạc tử cung và hiệu quả điều trị dự phòng. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Được, Đại Học Huế.
2. Lê Thị Hồng Nhung (2019). Tỷ lệ tăng huyết áp thai kỳ và một số yếu tố liên quan của thai phụ đến khám tại bệnh viện Hùng Vương năm 2019, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
3. Thành, C. N và cộng sự (2015). Đánh giá hiệu quả điều trị dự phòng bệnh lý tiền sản giật–sản giật bằng aspirin ở những thai phụ có nguy cơ cao, Tạp chí Phụ sản, 13(3), trang 47-53.
4. Cao Ngọc Thành và các cộng sự (2015). Mô hình sàng lọc bệnh lý tiền sản giật tại thời điểm 11- 13+6 tuần thai kỳ dựa vào các yếu tố nguy cơ mẹ, huyết áp động mạch trung bình, PAPP–A và siêu âm doppler động mạch tử cung, Tạp chí Phụ sản, 13(3), trang 38-46.
5. Cao Ngọc Thành và các cộng sự (2016). Huyết áp động mạch tại thời điểm 11 – 13 tuần 6 ngày ở các thai phụ phát triển tiền sản giật và giá trị dự báo, Tạp chí Phụ sản, 14(2), trang 33 - 36.
6. Thủy, H. T. T, H. T. P (2011). Nghiên cứu vai trò của siêu âm doppler động mạch tử cung ở ba tháng giữa thai kì trong dự đoán tiền sản giật, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh.
7. Lê Thanh Tòng (2021). Đánh giá văn hóa an toàn người bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Luận văn tốt nghiệp Chuyên Khoa II Tổ chức, Quản lý Y tế, Đại học Y tế Công Cộng.
8. Lê Thị Thảo Vy (2016). Chỉ số huyết áp và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn năm 2016, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh