ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MŨI KẾT HỢP TẠO HÌNH ĐẦU MŨI BẰNG VẬT LIỆU POLYCAPROLACTONE VÀ SỤN VÀNH TAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật của phương pháp tạo hình mũi kết hợp tạo hình đầu mũi bằng vật liệu polycaprolactone (PCL) và sụn vành tai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 52 bệnh nhân đã được phẫu thuật tạo hình mũi sử dụng mảng ghép mở rộng vách ngăn bằng vật liệu PCL và sụn vành tai tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện STO Phương Đông từ năm 5/2022 đến năm 8/2023. Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 52 bệnh nhân được phẫu thuật chỉnh hình mũi bằng mảnh ghép mở rộng vách ngăn bằng vật liệu PCL và sụn vành tai được bao phủ 2 bên mảnh ghép nhằm mục đích tạo hình đầu mũi. Tạo hình sống mũi với 37 trường hợp sử dụng sụn silicone và 15 trường hợp sử dụng sụn surgiform. Kết quả theo dõi sau phẫu thuật ghi nhận 1,92% nhiễm trùng, 3,85% bệnh nhân lệch sống mũi. Sự hài lòng của bệnh nhân ghi nhận 43 (82,69%) bệnh nhân rất hài lòng với kết quả phẫu thuật, có 4 (7,69%) cảm thấy hài lòng và 2 (3,85%) bệnh nhân cảm thấy bình thường và 3 (5,77%) bệnh nhân cảm thấy không hài lòng với kết quả phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật tạo hình mũi kết hợp tạo hình đầu mũi bằng vật liệu PCL và sụn vành tai mang lại kết quả tốt, bên cạnh đó vật liệu PCL là một vật liệu tự tiêu sinh học sử dụng an toàn cho các mảnh ghép dùng trong tạo hình đầu mũi, mang lại kết quả tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
PCL (Polycaprolactone), tạo hình đầu mũi, tạo hình mũi.
Tài liệu tham khảo
2. Kim HS, Park SS, Kim MH, Kim MS, Kim SK, Lee KC. Problems associated with alloplastic materials in rhinoplasty. Yonsei Med J. 2014; 55(6):1617-1623.
3. Use of Autologous Costal Cartilage in Asian Rhinoplasty : Plastic and Reconstructive Surgery. Accessed September 18, 2022. https://journals.lww.com/plasreconsurg/Abstract/2012/12000/Use_of_Autologous_Costal_Cartilage_in_Asian.29.aspx
4. Woodruff MA, Hutmacher DW. The return of a forgotten polymer—Polycaprolactone in the 21st century. Prog Polym Sci. 2010;35(10):1217-1256.
5. Park YJ, Cha JH, Bang SI, Kim SY. Clinical Application of Three-Dimensionally Printed Biomaterial Polycaprolactone (PCL) in Augmentation Rhinoplasty. Aesthetic Plast Surg. 2019; 43(2): 437-446. doi:10.1007/s00266-018-1280-1
6. Lee SH, Cho J, Lee JS. Long-Term Outcomes of Secondary Nasal Tip Plasty After Degradation of a Polycaprolactone (PCL) Mesh. Aesthetic Plast Surg. 2022;46(5): 2358-2365. doi: 10.1007/ s00266-022-02839-1
7. Kim JH, Kim GW, Kang WK. Nasal tip plasty using three-dimensional printed polycaprolactone (Smart Ball®). Yeungnam Univ J Med. 2020;37(1):32-39.
8. Moon JW, Choi SY, Kim SJ, Shin JM, Park IH. Wedge resection combined with 3D-printed polycaprolactone mesh for caudal septal deviation. J Otolaryngol - Head Neck Surg. 2023; 52(1):69. doi:10.1186/s40463-023-00677-y