ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIM NGẮN HẠN SAU CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

Hoàng Thị Diệu Nguyên1,, Trần Thị Huỳnh Nga2, Lưu Minh Tú2, Nguyễn Trung Hiếu1, Phạm Đình Ngân Thanh1, Tô Trường Duy1, Dương Thị Trang3, Nguyễn Ngọc Phương Thư4
1 Đại học Y dược TP.HCM
2 Viện Tim TP.HCM
3 Bệnh viện Quận 6
4 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Can thiệp mạch vành qua da đã giúp cải thiện được tỉ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên gánh nặng bệnh tật sau đó như tỉ lệ tái nhồi máu, tỉ lệ tái thông cũng như tỉ lệ tử vong chung vẫn còn cao, lên đến 20% trong năm đầu và 12,2% trong 3 năm sau nhồi máu cơ tim. Phục hồi chức năng tim đã được chứng minh một biện pháp điều trị có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong, giảm triệu chứng và cải thiện chức năng vận động ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính hiệu quả của chương trình phục hồi chức năng tim ngắn hạn cho bệnh nhân sau can thiệp mạch vành qua da điều trị nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả loạt ca trên 5 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đã can thiệp mạch vành qua da ổn định đến khám và tập phục hồi chức năng tim tại Khoa Phục hồi chức năng – Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 6/2023 đến tháng 09/2023. Kết quả: Phục hồi chức năng tim giúp cải thiện VO2 tối đa 3,6 ml/kg.phút, KTC 95% [-0,9; 8,1] và tăng khoảng cách đi bộ 6 phút 117m, KTC 95% [92; 142]. Chương trình phục hồi chức năng tim chưa ghi nhận biến cố nào xảy ra trong quá trình thực hiện. Kết luận: Chương trình phục hồi chức năng tim ngắn hạn an toàn và có hiệu quả trên kết quả lượng giá chức năng tim mạch cho bệnh nhân sau can thiệp mạch vành qua da điều trị nhồi máu cơ tim cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dewar A, Kass L, Stephens RCM, et al. Heart Rate Recovery Assessed by Cardiopulmonary Exercise Testing in Patients with Cardiovascular Disease: Relationship with Prognosis. Int J Environ Res Public Health. Mar 7 2023;20(6).
2. Ferrer-Sargues FJ, Fabregat-Andrés Ó, Martínez-Hurtado I, et al. Effects of neuromuscular training compared to classic strength-resistance training in patients with acute coronary syndrome: A study protocol for a randomized controlled trial. PLoS One. 2020;15(12):e0243917.
3. Gremeaux V, Troisgros O, Benaïm S, et al. Determining the minimal clinically important difference for the six-minute walk test and the 200-meter fast-walk test during cardiac rehabilitation program in coronary artery disease patients after acute coronary syndrome. Arch Phys Med Rehabil. Apr 2011;92(4):611-9.
4. Kerrigan DJ, Williams CT, Ehrman JK, et al. Cardiac rehabilitation improves functional capacity and patient-reported health status in patients with continuous-flow left ventricular assist devices: the Rehab-VAD randomized controlled trial. JACC Heart Fail. Dec 2014;2(6):653-9.
5. Pattyn N, Beulque R, Cornelissen V. Aerobic Interval vs. Continuous Training in Patients with Coronary Artery Disease or Heart Failure: An Updated Systematic Review and Meta-Analysis with a Focus on Secondary Outcomes. Sports Med. May 2018;48(5):1189-1205.
6. Qin Y, Kumar Bundhun P, Yuan ZL, Chen MH. The effect of high-intensity interval training on exercise capacity in post-myocardial infarction patients: a systematic review and meta-analysis. Eur J Prev Cardiol. Mar 25 2022;29(3):475-484.
7. Vilela EM, Ladeiras-Lopes R, João A, et al. Cardiac rehabilitation in elderly myocardial infarction survivors: focus on circulatory power. Rev Cardiovasc Med. Sep 24 2021;22(3):903-910.
8. World Health Organization. Global Health Estimates: Life expectancy and leading causes of death and disability. Accessed Oct 30, 2023. https://www.who.int/data/gho/data/themes/mortality-and-global-health-estimates