ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TỈ LỆ BẢO TỒN TỬ CUNG TRONG XỬ TRÍ RAU CÀI RĂNG LƯỢC TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Nguyễn Đức Việt1, Nguyễn Thị Thu Hà1, Lương Hoàng Thành1,2, Lê Văn Đạt1,2,
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2 Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định tỷ lệ bảo tồn tử cung trong xử trí rau cài răng lược tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 93 sản phụ được chẩn đoán và xử trí RCRL tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 01/01/2020 đến hết  30/04/2022. Kết quả: Phần lớn sản phụ RCRL không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, chiếm 69,9%. Có 95,7% sản phụ RCRL được chẩn đoán trước mổ trên siêu âm. Rau bám tại mặt trước tử cung chiếm tỉ lệ 76,3%. RCRL độ 2 chiếm tỉ lệ 75,3%. Tỉ lệ bảo tồn tử cung trong phẫu thuật RCRL là 23,7%. Kết luận: Phần lớn các sản phụ rau cài răng lược không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Rau cài răng lược độ 2 chiếm 75,3%. Tỉ lệ bảo tồn tử cung trong phẫu thuật rau cài răng lược là 23,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Porter TF. Eller AG., Soisson P., et al (2009), "Optimal management strategies for placenta accrreta", BJOG 2009, 116, tr. 648.
2. Lê Thị Hương Trà (2012), "Nghiên cứu về rau cài răng lược có can thiệp phẫu thuật tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm (2007 - 2011)", Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Liên Phương, Trần Danh Cường, Vũ Bá Quyết (2017), "Nhận xét về chẩn đoán và xử trí rau cài răng lược tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2017", Tạp chí sản phụ khoa, 2018, 16(01),tr. 87 - 91.
4. Nguyễn Mạnh Hùng (2017), "Nghiên cứu kết quả điều trị rau cài răng lược trên sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội", Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học y Hà Nội.
5. Trần Khánh Hoa (2019), "Nghiên cứu thái độ xử trí rau tiền đạo rau cài răng lược trên sẹo mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội ", Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. FIGO (2018), "FIGO consensus guidelines on placenta accreta spectrum disorders", International journal of gynaecology and obstetrics: the official organ of the International Federation of Gynaecology and Obstetrics.
7. Arens JF, Hawkins JL, Bucklin BA, et al (2007), "Practice guidelines for obstetric anesthesia: an updated report by the American Society of Anesthesiologists Task Force on obstetric anesthesia", Anesthesiology, 106(4), tr. 843 - 863.
8. Dewan DM, Chestnut DH, Redick LF, et al (1989), "Anesthetic management for obstetric hysterectomy: a multi-institutional study", Anesthesiology, 70(4), tr. 607 - 610.